Bệnh u hạt (sarcoidosis)

Bệnh u hạt (sarcoidosis)

1. TỔNG QUAN 

Bệnh Sarcoidosis hay còn gọi là bệnh u hạt, là tình trạng tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm nhiễm tại những bộ phận khác nhau của cơ thể con người, từ đó khiến cho các cơ quan bị viêm nhiễm, những cơ quan bị viêm nhất thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết (https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hach-bach-huyet-la-gi-vai-tro-cau-tao/), mắt và da.

Là một dạng u hạt phổ biến, được coi là khối u lành tính (https://www.vinmec.com/vi/ung-buou-xa-tri/thong-tin-suc-khoe/nao-la-khoi-u-lanh- tinh/). Tuy nhiên, những khối u hạt này chỉ có thể thấy qua kính hiển vi. Về nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia cho rằng bệnh xuất phát từ việc hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với một chất lạ, ví dụ như một dị vật từ không khí.

2. LÂM SÀNG

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Sarcoidosis thường hay thay đổi và tùy thuộc vào những cơ quan bị ảnh hưởng. Một số trường hợp bệnh tiến triển từ từ, gây ra các triệu chứng kéo dài trong năm hoặc các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột và sau đó cũng biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại không có triệu chứng gì đặc biệt và chỉ được phát hiện tình cờ khi chụp phim X quang.

Đối với nhiều người, các triệu chứng tổng quát của bệnh Sarcoidosis bao gồm mệt mỏi, sốt, sưng hạch bạch huyết (https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/vi-sao-ban-bi-sung-hach-bach-huyet/), sụt cân. Còn các triệu chứng khác sẽ tùy thuộc vào vị trí cơ quan đó bị viêm nhiễm. Cụ thể:

2.1 Triệu chứng bệnh Sarcoidosis tại phổi

Hầu như những người mắc bệnh Sarcoidosis đều sẽ có các triệu chứng tại phổi. Các triệu chứng đó có thể bao gồm: Ho khan dai dẳng, khó thở (https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/kho-tho-la-bieu-hien-benh-gi/), thò khè và đau ngực.

2.2 Triệu chứng bệnh Sarcoidosis ngoài da

Có khoảng 25% những người mắc bệnh sarcoidosis sẽ xuất hiện những triệu chứng về da. Các triệu chứng đó có thể bao gồm: Phát ban, các ban có thể là màu đỏ hoặc màu đỏ-tím, ban thường mọc ở cẳng chân hoặc mắt cá chân, khi sờ vào thì thấy ấm và mềm. Bệnh cũng khiến da xuất hiện các tổn thương như lở loét gây biến dạng (triệu chứng này thường xuất hiện trên mũi, má và tai).

Bên cạnh đó, bệnh sarcoidosis có thể khiến da thay đổi màu sắc (vùng da có thể đậm màu hoặc nhạt màu hơn) và xuất hiện các nốt dưới da, đặc biệt là xung quanh vết sẹo hoặc hình xăm.

Tổn thương da không điển hình bao gồm: Hồng ban nút, chàm đồng tiền, Hồng ban đa dạng, lắng động canxi ở da, ngứa.

Tổn thương da điển hình dạng u hạt bao gồm: lupus perino, mảng sẩn ở da (skin plaque), dát sẩn (maculopapular eruptions), cục dưới da (subcutaneous nodules), mảng thâm nhiễm (infiltration) trên nền sẹo cũ.

Thể lâm sàng ở da: gồm 3 thể: 

2.2.1. Sarcoidosis thể cục nhỏ: Tổn thương cao hơn mặt da hình bán cầu, mặt nhẵn hoặc có vẩy sờ chắc, đàn hồi thâm nhiễm. Ấn kính có thể thấy điểm vàng tương tự củ lao. Thường ở mặt, ngực, vai, chi... Xẹp để lại sẹo giãn mạch hoặc sẹo trắng, dát đỏ nâu.

2.2.2. Sarcoidosis cục to: Thường gặp hơn cục nhỏ số lượng ít, kích thước 5-10 mm hình bán cầu, mặt bóng, đỏ tím đôi khi có vẩy, chắc, thâm nhiễm sâu hơn, không đau. Xẹp để lại sẹo dãn mạch. Mảng sẫm màu hơi lõm giữa.

2.2.3. Sarcoidosis thể thâm nhiễm lan tỏa: Hình ảnh điển hình biểu hiện như tổn thương lupus pernio hay gặp ở mặt, mũi, tai, ngón tay. Thương tổn đám gianh giới rõ, hơi cộm, đỏ.

2.3 Triệu chứng bệnh Sarcoidosis tại mắt: Bệnh sarcoidosis cũng có thể gây tổn thương tại cơ quan mắt, tuy nhiên các triệu chứng tại mắt lại không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, vì vậy khi người bệnh cảm thấy mờ mắt, đau mắt, mắt tấy đỏ kèm theo nhạy cảm với ánh sáng thì cần phải đến cơ sở y tế để khám mắt.

3. BIẾN CHỨNG

Thông thường, đa số những người mắc bệnh sarcoidosis, tình trạng bệnh có thể tự thoái lui và nó không để lại các hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp những người bị bệnh sarcoidosis kéo dài (trở thành mạn tính) sẽ gây ra một số biến chứng và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau của cơ thể. Các biến chứng của bệnh Sarcoidosis bao gồm:

Biến chứng tại phổi: Trong các trường hợp bệnh sarcoidosis có triệu chứng tại phổi nhưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương không phục hồi phần mô kẽ (đây là phần nằm xen giữa các túi khí trong phổi), từ đó khiến cho người bệnh thường xuyên bị khó thở.

Biến chứng tại mắt: Các tình trạng viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến các thành phần của mắt, nguy hiểm hơn là dẫn đến mù lòa cho người bệnh. Tuy là một biến chứng hiếm gặp, nhưng bệnh sarcoidosis cũng có thể gây đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp (https://www.vinmec.com/vi/benh/thien-dau-thong-tang-nhan-ap-2946/) cho người bệnh.

Biến chứng tại thận: Nguyên nhân dẫn đến biến chứng tại thận là do bệnh sarcoidosis ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi của cơ thể.

Biến chứng tại tim: Các u hạt nếu lắng đọng trong tim có thể ảnh hưởng hoạt động điện trong tim. Hoạt động điện tim này có vai trò điều hòa nhịp tim, nếu hoạt động điện tim bị ảnh hưởng thì gây nên các nhịp tim bất thường, trong một số trường hợp hiếm gặp, biến chứng này có thể, gây tử vong cho người bệnh.

Biến chứng tại hệ thần kinh: Nếu u hạt hình thành trong não và tủy sống những người mắc bệnh sarcoidosis sẽ có các triệu chứng tại hệ thần kinh trung ương (https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cau-tao-va-cach-he-kinh-trung-uong-hoat-dong/). Nếu bị biến chứng viêm dây thần kinh mặt có thể dẫn tới liệt mặt.

4. CẬN LÂM SÀNG

Bệnh Sarcoidosis có thể khó chẩn đoán, nguyên nhân khó chẩn đoán là do căn bệnh này gây ra ít dấu hiệu và triệu chứng trong thời gian đầu, do đó người bệnh thường chủ quan và bỏ qua. Bên cạnh đó, các triệu chứng xảy ra sẽ khác nhau bởi tùy vào các hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng nên nó có thể gây nhầm lẫn với những rối loạn khác.

Vì vậy, các xét nghiệm chẩn đoán dưới đây thường được chỉ định để giúp định hướng chẩn đoán và phân biệt với các rối loạn khác:

Chụp X quang ngực: Kỹ thuật chụp X quang ngực đơn giản có thể cho thấy hình ảnh các hạch bạch huyết mở rộng ở ngực hoặc tổn thương phổi. Đã có một số người được chẩn đoán ra bệnh sarcoidosis trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện nhờ vào việc chụp X quang ngực.

Chụp cắt lớp vi tính CT scan: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng một máy tính kết hợp một số lượng lớn tia X-quang được lấy từ nhiều hướng khác nhau vào chi tiết, ngang qua các hình ảnh của cấu trúc bên trong cơ thể, nhờ đó các u hạt có thể nhìn thấy thông qua hình ảnh chụp CT.

Xét nghiệm máu: Đây là một xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe chung cũng như khảo sát chức năng của các cơ quan trong cơ thể như gan, thận.

Đo chức năng phổi: Các xét nghiệm này thường được đo lường nhằm mục đích đo khối dung lượng phổi, thể tích không khí hít vào và thở ra, thời gian thì hít vào và thì thở ra cũng như tình trạng phổi cung cấp oxy cho máu.

Sinh thiết: Sinh thiết là phương pháp lấy một mẫu nhỏ mô từ phần trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi sarcoidosis. Sinh thiết có thể được lấy từ da, hạch bạch huyết dưới da bên phải, các màng ngoài của mắt hoặc có thể được lấy từ nội soi phế quản để lấy mẫu nhỏ của mô phổi. Mẫu sinh thiết sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm vi sinh học để tìm sinh vật cụ thể gây bệnh.

5. ĐIỀU TRỊ

Bệnh sarcoidosis có thể không cần điều trị nếu như không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào hoặc nếu nếu có triệu chứng nhưng nó không gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể tự cải thiện trong nhiều trường hợp, nhưng cần giám sát chặt chẽ, thường xuyên thông qua việc chụp X-quang ngực, kiểm tra mắt, da và cơ quan khác có liên quan.

Việc điều trị cần thiết nếu nó ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Các phương pháp điều trị như sau:

5.1 Điều trị nội khoa

Các thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh sarcoidosis đó là Corticosteroid, Prednisone và các corticosteroid khác. Một số trường hợp khác, các thuốc này có tác dụng chống viêm nhiễm mạnh khi sử dụng tại chỗ hoặc khí dung phổi.

Thuốc chống thải ghép như methotrexate (Trexall) hoặc azathioprine (Imuran) có tác dụng giảm viêm bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch nên có thể được sử dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên các loại thuốc này thường dễ mang lại rủi ro như dễ bị nhiễm trùng nên khi sử dụng cần thận trọng.

Một số trường hợp cũng có thể sử dụng thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine (Plaquenil), vì thuốc có thể có công dụng cho các bệnh về da, làm tăng canxi máu và tác động lên hệ thống thần kinh. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc chống sốt rét cần phải kiểm tra mắt thường xuyên vì nó có thể gây hại cho mắt.

5.2 Phẫu thuật

Trong những trường hợp bệnh sarcoidosis gây hỏng nặng phổi hoặc gan thì việc phẫu thuật cấy ghép nội tạng có thể được xem xét.

Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis)
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.
Chàm (eczema)
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa
Viêm da dầu (seborrheic dermatitis)
Viêm da dầu là bệnh viêm da mạn tính thường gặp với biểu hiện là các tổn thương đỏ da, bong vảy tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã
Tổ đỉa (dyshidrotic eczema, dyshidrotic dermatitis, pompholyx)
Tổ đỉa là một loại phổ biến của bệnh chàm ảnh hưởng đến đôi tay (cheiropompholyx) và đôi bàn chân (pedopompholyx).
Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài
Ngứa
Ngứa là một cảm giác khó chịu của da khiến người bị ngứa phải gãi để bớt ngứa.
Nhiễm độc da dị ứng thuốc (drug eruption)
Nhiễm độc da dị ứng do thuốc là những biểu hiện rất thường gặp, là một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt
Bệnh vảy nến (psoriasis)
Bệnh vảy nến là một bệnh đỏ da có vảy mạn tính, có tính di truyền, xuất hiện theo cơ chế tự miễn dưới tác động của các yếu tố khởi động
Rám má (chloasma)
Nám da (Melasma) là một là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, lành tính ở các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trứng cá (acne)
Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên.
Ung thư da
Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh zona (herpes zoster)
Trong thời kỳ tiền triệu của zona, bệnh nhân bị nhức đầu, sợ ánh sáng và khó ở, nhưng hiếm khi có sốt.
Bệnh mụn rộp (herpes)
Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes
Viêm nang lông và nhọt
Là phản ứng viêm của một hoặc nhiều nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trừ vùng bán niêm mạc và lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh nấm móng (onychomycosis)
Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các bệnh nấm nông
Bệnh ghẻ (scabies, gale)
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis
Bệnh lậu (gonorrhoeae)
Bệnh lậu (gonorrhoeae) là một bệnh nhiễm trùng sinh mủ xảy ra bề mặt niêm mạc do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Chlamydia
Chlamydia lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là qua sinh hoạt tình dục và từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà (genital warts, condyloma, condylomata acuminata)
Nguồn bệnh là những người nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng