Móng chân mọc ngược (onychocryptosis)

Móng chân mọc ngược (onychocryptosis)

Móng chân mọc ngược (không bình thường), còn được gọi là onychocryptosis (móng lặn vào trong) hoặc unguis incarnatus (móng quặp thịt), là một tình trạng đau đớn của các ngón chân xảy ra khi một góc nhọn của móng chân đâm sâu vào da cuối hoặc bên của các ngón chân.

Xuất hiện đau và viêm tại nơi mà móng tay cuộn vào da. Sau đó, khu vực bị viêm có thể bắt đầu lan rộng và tiết dịch lỏng màu vàng nhạt. Nếu không được chữa trị, tại nơi móng chân mọc ngược có thể tiến triển nhiễm trùng, tạo ổ áp xe, thậm chí gây tình trạng viêm tủy xương (hiếm gặp).

1. Nguyên nhân và dịch tễ

Đi giày chặt hoặc giày cao gót, làm cho các ngón chân ép lại với nhau và gây áp lực lên móng.

Cắt tỉa móng chân không đúng cách, có thể gây ra các góc của móng tay chân mọc đâm vào da. Móng nên được cắt thẳng qua, không cắt tròn.

Rối loạn móng như nhiễm nấm, có thể gây ra móng chân dày lên hoặc mở rộng và đâm vào da bên cạnh.

Hoặc là một chấn thương cấp tính gần móng tay hoặc bất cứ nguyên nhân gì là gây móng bị hư hỏng lặp lại (như chơi bóng đá) cũng có thể đễ gây móng mọc ngược vào trong.

Có ảnh hưởng yếu tố gia đình. Nếu gia đình bạn có người từng bị móng mọc vào trong, thì bạn có nhiều khả năng phát triển giống như vậy.

Hay gặp ở người lớn và thanh thiếu niên, ít gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Nam bị nhiều hơn nữ. Thanh thiếu niên ở độ tuổi 20-30 có nguy cơ mắc cao nhất.

Bất kỳ móng chân, móng tay nào cũng có thể trở thành móng quặp, nhưng thường gặp ở ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái.

2. Triệu chứng lâm sàng

Một móng chân mọc ngược là một rối loạn phổ biến thường ảnh hưởng đến các cạnh bên ngoài của ngón chân cái. Tuy nhiên, bất kỳ móng của ngón chân, hoặc móng của cả hai phía của một ngón chân đều có thể bị móng quặp (mọc vào trong).

Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất là đau, đỏ và sưng ở góc của móng chân

Giai đoạn sớm, nơi móng quặp trở nên đỏ và đau và sưng nhẹ, không có mủ hoặc dịch tiết, có thể cảm thấy ấm khi chạm vào, nhưng không cósốt .

Sau đó, vùng da và mô xung quanh các điểm bị móng quặp sẽ phát triển sưng to. Bắt đầu có thể thoát dịch màu vàng - đây là phản ứng của cơ thể với chấn thương do móng đâm vào da quanh móng gây kích thích gây tiết dịch, chứ chưa hẳn đã bị nhiễm trùng.

Đôi khi nhiễm trùng phát triển. Trong trường hợp này, vùng thương tổn bị sưng to và sẽ trở nên tồi tệ hơn, có thể có dịch mủ màu trắng hoặc màu vàng thoát ra từ khu vực này, xung quanh phản ứng da màu đỏ, có thể kèm theo bị sốt.

Xét nghiệm máu có thể được thực hiện nếu bị nhiễm trùng nặng hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường.

3. Chăm sóc và điều trị 

3.1 Tự chăm sóc tại nhà: Nếu là giai đoạn sớm của móng quặp, chăm sóc tại nhà có thể thành công bằng cách:

Ngâm chân trong nước ấm bốn lần một ngày (không cần phải thêm xà phòng, muối, hoặc các tác nhân kháng khuẩn vào nước).

Rửa chân, bao gồm cả các khu vực bị ảnh hưởng, hai lần một ngày bằng xà phòng và nước, sau đó giữ cho bàn chân sạch sẽ và khô ráo.

Không mang giày cao gót hoặc giày bó sát, nên đi xăng đan (nếu có thể).

Cố gắng nâng góc của móng đâm vào da lên bằng một mảnh nhỏ bông hoặc gạc làm tách phần móng và da ra. Điều này rất khó làm và gây đau đớn nhưng rất hiểu hiệu.

Có thể phải sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin).

3.2 Điều trị

Nếu không có nhiễm trùng cấp tính, sau đó móng được nâng cao và tiến hành chăm sóc bình thường, bao gồm ngâm nước ấm, giày dép thích hợp và làm sạch móng thường xuyên.

Nếu vùng móng quặp bị nhiễm khuẩn, thì phải phẫu thuật cắt bỏ phần móng quặp và tháo rạch ổ áp xe và loại bỏ xương viêm nếu có. Cần tiêm ngừa uốn ván nếu là vết thương hở kéo dài. Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.

3.3 Phòng bệnh

Phương pháp tốt nhất là chăm sóc móng cẩn thận mỗi lần cắt móng. Móng chân cần được cắt thẳng qua - để điểm cuối cùng của góc móng dài hơn cạnh da. Điều này ngăn cản các góc móng găm sâu vào da. Không nên cắt móng hình tròn hoặc cắt quá ngắn.

Mang giày vừa vặn.

Giữ bàn chân sạch và khô.

Bài trước Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis)
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.
Chàm (eczema)
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa
Viêm da dầu (seborrheic dermatitis)
Viêm da dầu là bệnh viêm da mạn tính thường gặp với biểu hiện là các tổn thương đỏ da, bong vảy tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã
Tổ đỉa (dyshidrotic eczema, dyshidrotic dermatitis, pompholyx)
Tổ đỉa là một loại phổ biến của bệnh chàm ảnh hưởng đến đôi tay (cheiropompholyx) và đôi bàn chân (pedopompholyx).
Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài
Ngứa
Ngứa là một cảm giác khó chịu của da khiến người bị ngứa phải gãi để bớt ngứa.
Nhiễm độc da dị ứng thuốc (drug eruption)
Nhiễm độc da dị ứng do thuốc là những biểu hiện rất thường gặp, là một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt
Bệnh vảy nến (psoriasis)
Bệnh vảy nến là một bệnh đỏ da có vảy mạn tính, có tính di truyền, xuất hiện theo cơ chế tự miễn dưới tác động của các yếu tố khởi động
Rám má (chloasma)
Nám da (Melasma) là một là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, lành tính ở các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trứng cá (acne)
Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên.
Ung thư da
Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh zona (herpes zoster)
Trong thời kỳ tiền triệu của zona, bệnh nhân bị nhức đầu, sợ ánh sáng và khó ở, nhưng hiếm khi có sốt.
Bệnh mụn rộp (herpes)
Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes
Viêm nang lông và nhọt
Là phản ứng viêm của một hoặc nhiều nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trừ vùng bán niêm mạc và lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh nấm móng (onychomycosis)
Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các bệnh nấm nông
Bệnh ghẻ (scabies, gale)
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis
Bệnh lậu (gonorrhoeae)
Bệnh lậu (gonorrhoeae) là một bệnh nhiễm trùng sinh mủ xảy ra bề mặt niêm mạc do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Chlamydia
Chlamydia lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là qua sinh hoạt tình dục và từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà (genital warts, condyloma, condylomata acuminata)
Nguồn bệnh là những người nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng