Rụng tóc do nội tiết tố nam (alopecia androgenetic)

Rụng tóc do nội tiết tố nam (alopecia androgenetic)

1. Nguyên nhân và dịch tễ 

Rụng tóc do nội tiết tố nam hay còn gọi là Rụng tóc androgenetic (Alopecia androgenetic) là một hình thức phổ biến của rụng tóc ở cả nam giới và nữ giới, có yếu tố di truyền liên quan đến nội tiết tố nam testosterol. Ở nam giới, theo thời gian, chân tóc rút đi để tạo thành một hình dạng hói đầu đặc trưng "M" vùng trán. Tóc cũng mỏng gần đỉnh đầu, thường tiến triển đến hói đầu một phần hoặc toàn bộ. Ở phụ nữ, tóc trở nên mỏng trên đầu và chân tóc không rút lại như ở nam giới, hiếm khi dẫn đến hói đầu.

Rụng tóc ở nam giới thường liên quan bệnh tim, mạch vành, tuyến tiền liệt (ung thư tuyến tiền liệt), rối loạn kháng insulin (như bệnh tiểu đường và béo phì), và huyết áp cao. Ở phụ nữ, rụng tóc androgenetic có liên quan với tăng nguy cơ hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS được đặc trưng bởi một sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, lông trên cơ thể dư thừa (rậm lông), và tăng cân.

Rụng tóc androgenetic ảnh hưởng đến khoảng 35 triệu người ở Hoa Kỳ. Rụng tóc androgenetic có thể bắt đầu sớm nhất là thanh thiếu niên và tăng nguy cơ theo tuổi tác, hơn 50% nam giới trên 50 tuổi, ở phụ nữ, rụng tóc có thể xuất hiện sau khi mãn kinh.

2. Sinh bệnh học

Cơ chế bệnh sinh chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Ở các tế bào nang tóc bệnh trên da đầu , hormone sinh dục dihyrotestosterone liên kết với androgen receptor cho ra phức hợphormone – receptor kích hoạt sớm gen có trách nhiệm, tác động vào chu trình mọc tóc, làm cho giai đoạn tăng trưởng ngắn lại, các nang tóc trở nên nhỏ đi và sẽ tạo nên các sợi tóc ngắn, mỏng manh bao phủ ít da đầu. Sự phân bố khác biệt của Androgen Receptor ở các tế bào nang tóc trên các vùng da đặc hiệu vùng đầu của mỗi cá thể khác nhau liên quan đến di truyền, điều đó giải thích tại sao khi cấy các nang tóc ở vùng khác vào thì tóc có thể phát triển như bình thường. Dihyrotestosterone được hình thành từ Testosterone dưới tác động của enzyme 5 alpha-reductase. Buồng trứng của nữ giới sản xuất cả hormone sinh dục nam testosterone hormone sinh dục estrogen.

Người trẻ, nam cũng như nữ, bị rụng tóc loại Androgenetic alopecia, có nồng độ 5 alpha-reductase cao trong máu, nhiều androgen receptors và ít enzyme Cytochrome P-450 aromatase để biến đổi Testosterone thành Estradiol ở các nang tóc vùng trán.

Ở nam giới, rụng tóc Androgenetic alopecia bắt đầu từ việc giảm thiểu lượng tóc ở hai bên thái dương, sau đó tóc mọc lưa thưa ở vùng trán và đỉnh đầu, tiến đến hói đầu hoàn toàn và rụng gần hết tóc chỉ còn chừa lại một ít ở vùng chẩm và vùng ven thái dương. Ở một số trường hợp, tóc có thể rụng gần như toàn bộ da đầu.

Ở nữ giới khác biệt hơn, sợi tóc mỏng mảnh hơn, rụng thưa toàn bộ đầu. hiếm khi rụng toàn bộ như nam giới.

3. Biểu hiện lâm sàng

3.1 Các hình thái rụng tóc hói nam

3.2 Các hình thái rụng tóc hói nữ

Rụng tóc hói nữ độ 1

Rụng tóc hói nữ độ 2

Rụng tóc hói nữ độ 3

Rụng tóc hói nữ độ 4

Rụng tóc hói nữ độ 5

4. Điều trị

Mục đích của điều trị là làm tăng lượng tóc bao phủ da đầu và làm chậm lại sự rụng tóc. Finasteride (Propecia), 1mg/ngày, và dung dịch Minoxidil 2% - 5% xịt tại chỗ là phương pháp điều trị Androgenetic alopecia phổ biến hiện nay. Cả 2 loại thuốc đều có tác dụng làm gia tăng lượng tóc bao phủ da đầu và chậm lại sự rụng tóc. Tuy nhiên, cả 2 đều không thể phục hồi được toàn bộ lượng tóc và không phải mọi người được áp dụng đều có đáp ứng giống nhau. Thời gian điều trị cần thiết phải từ 6 – 12 tháng mới có thể cải thiện được sự mọc tóc. Việc điều trị liên tục rất cần thiết để duy trì kết quả. Nếu ngưng điều trị, tóc có thể bị rụng lại sau 6 – 12 tháng và tình trạng sẽ trở lại giống như lúc ban đầu chưa điều trị.

Finasteride

Là chất đối kháng cạnh tranh của 5 alpha-reductase type 2 và ngăn cản sự biến đổi Testosterone tự do thành Dihydrotestosterone.

Finasteride làm giảm nồng độ Dihyrotestosterone ở huyết thanh và da đầu một cách nhanh chóng. Finasteride không có ái tính với androgen receptor và do đó không gây ảnh hưởng tới hoạt động của Testosterone. Ngoài ra, Finasteride cũng không có tác dụng như androgen, estrogen, hay các tác dụng như steroides.

Finasteride được dùng an toàn và hấp thu rất tốt với liều 1mg/ngày. Thời gian điều trị kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tác dụng phụ thường xảy ra là các rối loạn về tình dục như: giảm ham muốn, rối loạn cương dương, không xuất tinh...Các rối loạn này sẽ mất dần khi điều trị kéo dài hay biến mất hoàn toàn khi ngưng điều trị. Ở những người lớn tuổi có bướu lành tiền liệt tuyến, liều Finasteride 5mg/ngày có thể làm giảm nồng độ PSA/huyết thanh (Prostate-specific antigen) trong 50% các trường hợp.

Finasteride không được dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay có thể mang thai vì việc ức chế 5 alpha- reductase có thể gây dị dạng cho thai nhi.

Minoxidil

Minoxidil, có tác dụng làm dãn mạch, vốn từng được dùng để điều trị cao huyết áp và sau đó người ta phát hiện thêm đặc tính kích thích sự mọc tóc mà cơ chế tác dụng vẫn còn chưa rõ nhưng dường như độc lập với việc dãn mạch.

Minoxidil kích thích sự mọc tóc khi bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cóAndrogenetic alopecia. Nó có tác dụng kéo dài giai đoạn tăng trưởng và làm trưởng thành các nang tóc chín non vì bất cứ nguyên nhân nào. Khi được dùng để điều trị Androgenetic alopecia, Minoxidil có thể giúp cho tóc mọc ở những bệnh nhân bị rụng tóc từng vùng, chứng thiếu lông-tóc bẩm sinh, hội chứng kém phát triển.

Minoxidil có thể được dùng tại chỗ với các nồng độ 2% và 5%, xịt 2 lần mỗi ngày. Tác dụng phụ chủ yếu ở ngoài da như: khô da, ngứa, đỏ da- tróc vẩy nhẹ...xuất hiện ở khoảng 7% người dùng dung dịch 2% và nhiều hơn ở những người dùng dung dịch 5% do nồng độ cao propylene glycol. Minoxidil cũng có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng hay viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng. Tình trạng rậm lông tóc cũng có thể xảy ra cho nữ giới khi dùng Minoxidilnhưng hiếm gặp ở phái nam.

Minoxidil 2% hay 5% đều có thể gây xáo trộn nhịp tim, huyết áp tâm thu cũng như tâm trương với liều dùng 2 lần mỗi ngày nhất là đối với dung dịch 5%.

Spironolactone

Spironolactone là một chất đối kháng cạnh tranh yếu trong sự kết nối giữa Androgen với receptor và làm giảm sự tổng hợp Testosterone. Spironolactone có vài tác dụng tốt trong việc điều trị Hirsutism nhưng ít hữu hiệu hơn trong việc điều trị Androgenetic alopecia ở phái nữ.

Dutasteride và Ketoconazole

Là các chất ức chế 5 alpha- reductase yếu, tuy nhiên chưa được FDA chấp nhận cho điều trị rụng tóc

Liệu pháp Laser năng lượng thấp

Tia Laser năng lượng thấp (Laser Helium-neon, bán dẫn) có tác dụng kích thích sinh học, tăng cường lưu lượng dòng máu đến nuôi các chân tóc cũng có hiệu quả trên một số trường hợp.

Bài trước Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis)
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.
Chàm (eczema)
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa
Viêm da dầu (seborrheic dermatitis)
Viêm da dầu là bệnh viêm da mạn tính thường gặp với biểu hiện là các tổn thương đỏ da, bong vảy tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã
Tổ đỉa (dyshidrotic eczema, dyshidrotic dermatitis, pompholyx)
Tổ đỉa là một loại phổ biến của bệnh chàm ảnh hưởng đến đôi tay (cheiropompholyx) và đôi bàn chân (pedopompholyx).
Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài
Ngứa
Ngứa là một cảm giác khó chịu của da khiến người bị ngứa phải gãi để bớt ngứa.
Nhiễm độc da dị ứng thuốc (drug eruption)
Nhiễm độc da dị ứng do thuốc là những biểu hiện rất thường gặp, là một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt
Bệnh vảy nến (psoriasis)
Bệnh vảy nến là một bệnh đỏ da có vảy mạn tính, có tính di truyền, xuất hiện theo cơ chế tự miễn dưới tác động của các yếu tố khởi động
Rám má (chloasma)
Nám da (Melasma) là một là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, lành tính ở các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trứng cá (acne)
Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên.
Ung thư da
Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh zona (herpes zoster)
Trong thời kỳ tiền triệu của zona, bệnh nhân bị nhức đầu, sợ ánh sáng và khó ở, nhưng hiếm khi có sốt.
Bệnh mụn rộp (herpes)
Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes
Viêm nang lông và nhọt
Là phản ứng viêm của một hoặc nhiều nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trừ vùng bán niêm mạc và lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh nấm móng (onychomycosis)
Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các bệnh nấm nông
Bệnh ghẻ (scabies, gale)
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis
Bệnh lậu (gonorrhoeae)
Bệnh lậu (gonorrhoeae) là một bệnh nhiễm trùng sinh mủ xảy ra bề mặt niêm mạc do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Chlamydia
Chlamydia lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là qua sinh hoạt tình dục và từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà (genital warts, condyloma, condylomata acuminata)
Nguồn bệnh là những người nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng