Rám má (chloasma)

Rám má (chloasma)

1. Định nghĩa 

Nám da (Melasma) là một là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, lành tính ở các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nám da biểu hiện các nốt chấm hoặc mảng da tăng sác tố đối xứng. Má, môi trên, cằm và trán là những nơi phổ biến nhất, nhưng nám da thỉnh thoảng có thể xảy ra tại các địa điểm khác không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Rám má (Chloasma) là một thuật ngữ đồng nghĩa, đôi khi được dùng để mô tả sự xuất hiện của nám da trong khi mang thai. Từ Chloasma có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp chloazein, có nghĩa là màu xanh lá cây. Từ "Melas" gốc từ Hy Lạp, có nghĩa là "màu đen". Bởi vì sắc tố không bao giờ là màu xanh lá cây, nên melasma là thuật ngữ ưa thích.

2. Nguyên nhân

Di truyền là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nám da. Nám da ở phụ nữ phổ biến hơn nam giới. Người có da nâu sáng trên thế giới có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh thì nguy cơ phát triển nám da nhiều hơn. Hơn 30% bệnh nhân bị nám da có tiền sử gia đình. Cặp song sinh giống hệt thì phát triển nám da như nhau.

Một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nám da là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bức xạ tia cực tím có thể gây ra pe-ô-xít hóa chất béo trong màng tế bào, dẫn đến giải phóng các gốc tự do gây kích thích tế bào melanocytes sản xuất melanin quá mức.

Ảnh hưởng nội tiết tố đến nám da được ghi nhận ở một số trường hợp. Nám da thường xuất hiện trong thai kỳ cuối, cơ chế hình thành còn chưa sáng tỏ, có thể nghĩ tới vai trò của estrogen, progesterone và hormone MSH tăng cao trong thai kỳ 3. Tuy nhiên, bệnh nhân chưa sinh đẻ bị nám da nhưng không thấy estrogen hoặc MSH tăng. Ngoài ra, sự xuất hiện nám da khi uống thuốc tránh thai có estrogen, progesterone và thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt tuyến diethylstilbestrol đã được chứng minh. Các quan sát cho thấy rằng, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, progesterone tăng cao là yếu tố làm phát triển nám da.

Một nghiên cứu khác cho thấy người có bệnh tuyến giáp bị nám da gấp 4 lần người bình thường. Một báo cáo khác, 2 phụ nữ phát triển nám da sau khi căng thẳng cảm xúc bất ngờ và sâu sắc liên quan đến việc sản sinh MSH của vùng dưới đồi gây ra.

Tình trạng hormone có liên quan đến những cơ chế phát triển của nám da vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Mỹ phẩm và thuốc nhạy cảm độc với ánh sáng liên quan đến phát triển nám da còn chưa được nghiên cứu nhiều.

Tóm lại, ảnh hưởng của yếu tố di truyền và nội tiết kết hợp với tia cực tím là 2 nguyên nhân quan trọng nhất của nám da.

3. Cơ chế bệnh sinh bệnh

Sinh lý bệnh của nám da chưa được hiểu rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ trực tiếp với các hoạt động nội tiết tố nữ dường như có mặt vì nám da thường xảy ra ở cuối thai kỳ và việc sử dụng thuốc uống tránh thai. Các yếu tố khác liên quan đến nguyên nhân sinh bệnh của nám da như thuốc bôi, mỹ phẩm, rối loạn chức năng tuyến giáp, buồng trứng.

Yếu tố quan trọng nhất trong phát triển nám da là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu không tránh ánh sáng mặt trời nghiêm ngặt, khả năng điều trị nám da khó thành công.

Quan điểm gần đây cho rằng Rám má được coi là một biểu hiện của lão hóa da do ánh sáng hơn là 1 rối loạn sắc tố thượng bì. Điều trị chống lão hóa, chống tăng sinh mạch được cho là điều trị chống rám má.

4. Dịch tễ học

Chủng tộc: Chủng tộc nào cũng có thể bị nám da. Tuy nhiên, nám da phổ biến ở các tộc da đen, nâu, vàng hơn dân tộc da trắng, đặc biệt người gốc Tây Ban Nha) và người châu Á sống gần xích đạo.

Giới: phụ nữ bị nám da phổ biến hơn nam giới, chiếm tới 90% trường hợp. Nám da ở nam và nữ thì hình ảnh lâm sàng và mô học giống nhau.

Tuổi: Nám da rất ít xảy ra trước tuổi dậy thì, thường xảy ra ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản.

5. Lâm sàng

5.1 Tiền sử

Cần quan tâm đến tiến trình tăng sắc tố trên khuôn mặt, có thể liên quan đến quá trình mang thai hoặc việc sử dụng thuốc tránh thai.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lâu dài hay cường độ cao liên quan đến hình ảnh nám da, nhưng phát triển của sắc tố thường âm ỉ, bệnh nhân thường ít quan tâm đến sự liên quan này.

5.2. Khám lâm sàng

Các điểm sắc tố của nám da thường từ màu vàng nâu sang màu nâu. Màu xanh hoặc màu đen cũng có thể thấy ở những bệnh nhân xạm da. Vị trí thường gặp là vùng giữa mặt, má và cằm hay ít gặp hơn là vùng cánh tay.

Hiện tượng dư thừa melanin có thể được nhìn thấy tại các lớp biểu bì hay trung bì khi kiểm tra đèn Wood (bước sóng 340-400 nm).

Khu vực nám da được đánh giá mức độ nghiêm trọng bằng chỉ số MASI (Melasma Area and Severity Index).

Dựa vào mức độ tăng sắc tố và diện tích tổn thương: 
- Thể nhẹ: tăng sắc tố nhẹ và tổn thương ở 2 bên gò má
- Thể trung bình: tăng sắc tố đậm hơn, tổn thương khu trú 2 bên gò má, bắt đầu lan ra các vị trí khác.
- Thể nặng: tăng sắc tố đậm, tổn thương lan rộng ra cả thái dương, trán hoặc mũi.
- Thể rất nặng: tăng sắc tố rất đậm, tổn thương lan tỏa ở mặt còn có thể xuất hiện ở cánh tay trên.

Phân loại rám má theo vị trí nông sâu:
- Rám má thượng bì (79%):
    + Bờ rõ
    + Mầu nâu đậm
    + Rõ hơn dưới ánh sáng đèn wood 
    + Dermascope: lưới sắc tố, bờ rõ vân nâu đậm 
    + Đáp ứng tốt với điều trị

- Rám má trung bì (10-15%):
    + Khó xác định ranh giới
    + Mầu nâu sáng
    + Không thay đổi dưới ánh sáng đèn wood
    + Dermascope: lưới sắc tố bờ không rõ, nâu nhạt, xanh xám nhạt 
    + Đáp ứng kém với điều trị

- Rám má hỗn hợp (20%)
    + Tăng sắc tố không đều: Dát nâu và sáng kết hợp 
    + Đèn Wood: đậm không đều
    + Dermascope: hỗn hợp
    + Tiến triển một phần khi điều trị

5. Cận lâm sàng

a. Xét nghiệm

Thông thường, xét nghiệm không được chỉ định cho nám da. Nên xét nghiệm thăm dò chức năng tuyến giáp. Kiểm tra đèn Wood tại chỗ để xác định sắc tố ở lớp biểu bì hay lớp trung bì. Lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, sắc tố được tìm thấy trong cả hai nơi.

b. Kết quả mô bệnh học

Melanin được tăng lên trong lớp biểu bì trung bì, hoặc cả hai địa điểm ở những bệnh nhân nám da. Melanin biểu bì được tìm thấy trong các tế bào sừng và lớp tế bào lát. Trong hầu hết trường hợp, số lượng tế bào sắc tố không tăng, nhưng chúng lớn hơn, nhiều gai hơn và hoạt động mạnh hơn. Melanin trung bì được tìm thấy trong trung bì giữa và nông, thường tụ tập xung quanh các mạch giãn nhỏ.

6. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh Addison
Lupus ban đỏ mạn tính 
Bệnh lý tế bào Mast 
Lichen phẳng ánh

7. Điều trị

7.1 Nguyên tắc điều trị

Điều trị nguyên nhân nếu có thể. 
Điều trị kết hợp với phòng tái phát.
Điều trị phối hợp: bằng thuốc bôi và thuốc uống, laser, công nghệ tế bào gốc...

7.2 Điều trị cụ thể

Điều trị nám da có thể khó khăn, sự hồi phục rất chậm chạp. Thường gặp những trường hợp dai dẳng và tái phát nếu không trách được ánh sáng mặt trời. Tất cả các bước sóng của ánh sáng mặt trời, bao gồm dải nhìn thấy đều có khả năng gây nên nám da. Việc điều trị tốt nhất vẫn là bôi kem hydroquinine và tránh mặt trời. Lột da bằng hóa chất hoặc điều trị bằng laser có thể giúp đỡ khoảng một phần ba các trường hợp, một phần ba số trường hợp vẫn giữ nguyên, và một một phần ba các trường hợp khác cho thấy có tình trang tăng sắc tố (xạm hơn).

Bất kể các phương pháp điều trị sử dụng sẽ thất bại nếu không tránh được ánh sáng mặt trời đúng cách. Các biện pháp tránh ánh nắng mặt trời như mũ, kem chống nắng có phổ rộng hàng ngày. Kem chống nắng có chứa chất ức chế như titanium, dioxide và oxi kẽm, được ưu tiên hơn để ngăn chặn hoá chất do phổ tác dụng rộng lớn hơn của chúng. Tia UV-B, UV-A và ánh sáng nhìn thấy được đều có khả năng kích thích sự hình thành melanin. Ngoài ra, bệnh nhân nên được thông báo trước việc hồi phục sắc tố da rất chậm và có thể mất nhiều tháng.

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ

Hydroquinone:
Cơ chế:
  + Gây độc,
  + Ức chế men tyrosinase,
  + Tăng phá vỡ các hạt sắc tố (melanosoma) 
Dạng dùng: cream 2%, 4%, 10% 
Tác dụng phụ:
  + Viêm da tiếp xúc,
  + Ochronosis ngoại sinh.
Thời gian điều trị: 2-4 tháng. Thường tác dụng sau 4 tuần. Nếu sau 3 tháng không thay đổi thì ngừng điều trị.

Tretinoin:
Cơ chế:
  + Bong lớp sừng, giảm độ tập trung của Melanin,
  + Hạn chế vận chuyển melanosome đến tế bào sừng và trung bì,
  + Kích thích hình thành collagen mới.
Dạng dùng: kem nồng độ 0.025, 0.05, 0.1%
Tác dụng phụ: viêm da kích ứng, tăng độc tính khi kết hợp với benzoyl peroxide, salicylic acid, và resorcinol.

Azelaic acid:
Cơ chế:
  + Ức chế đối kháng yếu của tyrosinase
  + Chống tăng sinh và gây độc cho tế bào sắc tố.
Dạng dùng: cream 20% + glycolic acid (15% và 20%). Hiệu quả = HQ 4% nhưng kích thích tại chỗ hơn. Ít tác dụng với thương tổn trung bì
Có thể được sử dụng lâu dài và cho phụ nữ có thai.
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây dát, viêm da kích ứng nhẹ và vừa. 

Kojic acid (5-hydroxy-4-pyran-4-one-2-methyl):
Cơ chế:
  + Ức chế tyrosinase
  + Giảm vận chuyển sắc tố
Dạng dùng: Kojic acid thường được dùng 1-4% dạng gel. Công thức 2% HQ +10% glycolic acid + 2% kojic acid.
Tác dụng không mong muốn: có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng. 

Nicotinamid 5 % (vitamin PP/B3):
Cơ chế: 
  + Chống stress,
  + Chống thụ thể NF-kappa B của tế bào sừng hạn chế giải phóng yếu tố hướng melanin (IL6...) giảm sản xuất sắc tố từ tế bào sắc tố
  + Ngăn vận chuyển melanosom từ tế bào sắc tố lên bề mặt.

Vitamin C:
Tác dụng: kích thích khả năng sinh tổng hợp collagen, thu nạp được các gốc tự do, chống tác hại của ánh sáng.
Nồng độ khó ổn định.
Giúp thuốc khác ngấm sâu: Có thể kết hợp với vitamin A acid.

Hydroxy acid/AHA (acide Lactic 2.5%):
Tác dụng: Loại trừ tế bào sừng nhiễm sắc tố bởi điều hòa keratin, giảm nhờn, chống lão hóa, giảm mụn và thu nhỏ lỗ chân long.
Giúp thuốc khác ngấm sâu: Có thể kết hợp với tretinoin

BHA (acide Salicylic 2%):
Loại trừ tế bào sừng nhiễm sắc tố bởi tiêu sừng
Chống viêm.

Điều trị thay thế

Arbutin (HQ-beta-D -glucopyranoside):
Cơ chế: Ức chế tổng hợp và hoạt động của tyrosinase.
Tác dụng kém kojic acid. Có tác dụng với nồng độ 1%.
Paper mulberry: Được chiết xuất từ cây dâu tằm tác dụng ức chế tyrosinase.

Glabridin (chiết xuất của cây cam thảo):
Ức chế hoạt động của tyrosinase không gây độc tế bào.
Tác dụng chống viêm giảm viêm đỏ do ánh sáng mặt trời
Glabridin 0.4% + 0.05% betamethasone + 0.05% retinoic acid
Arctostaphylos patula and Arctostaphylos viscida
Ức chế tyrosinase. Hiệu quả với thuốc bôi vẫn chưa biết

Magnesium ascorbyl phosphate:
Magnesium-L -ascorbyl-2-phosphate (MAP) là một dẫn xuất ổn định của Vitamin C. Dạng kem 10%

Tranexamic acid:
Cơ chế: 
  + Ngăn hoạt hóa tế bào sắc tố bởi UV, hormone, tổn thương tế bào sừng do ức chế hoạt hóa plasminogen
  + Tác động trên da bệnh không tác động trên da lành
Đường dùng: bôi, uống, mesotherapy.

Bài trước

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis)
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.
Chàm (eczema)
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa
Viêm da dầu (seborrheic dermatitis)
Viêm da dầu là bệnh viêm da mạn tính thường gặp với biểu hiện là các tổn thương đỏ da, bong vảy tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã
Tổ đỉa (dyshidrotic eczema, dyshidrotic dermatitis, pompholyx)
Tổ đỉa là một loại phổ biến của bệnh chàm ảnh hưởng đến đôi tay (cheiropompholyx) và đôi bàn chân (pedopompholyx).
Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài
Ngứa
Ngứa là một cảm giác khó chịu của da khiến người bị ngứa phải gãi để bớt ngứa.
Nhiễm độc da dị ứng thuốc (drug eruption)
Nhiễm độc da dị ứng do thuốc là những biểu hiện rất thường gặp, là một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt
Bệnh vảy nến (psoriasis)
Bệnh vảy nến là một bệnh đỏ da có vảy mạn tính, có tính di truyền, xuất hiện theo cơ chế tự miễn dưới tác động của các yếu tố khởi động
Rám má (chloasma)
Nám da (Melasma) là một là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, lành tính ở các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trứng cá (acne)
Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên.
Ung thư da
Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh zona (herpes zoster)
Trong thời kỳ tiền triệu của zona, bệnh nhân bị nhức đầu, sợ ánh sáng và khó ở, nhưng hiếm khi có sốt.
Bệnh mụn rộp (herpes)
Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes
Viêm nang lông và nhọt
Là phản ứng viêm của một hoặc nhiều nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trừ vùng bán niêm mạc và lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh nấm móng (onychomycosis)
Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các bệnh nấm nông
Bệnh ghẻ (scabies, gale)
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis
Bệnh lậu (gonorrhoeae)
Bệnh lậu (gonorrhoeae) là một bệnh nhiễm trùng sinh mủ xảy ra bề mặt niêm mạc do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Chlamydia
Chlamydia lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là qua sinh hoạt tình dục và từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà (genital warts, condyloma, condylomata acuminata)
Nguồn bệnh là những người nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng