Ung thư biểu mô tế bào đáy (basal cell carcinoma)

Ung thư biểu mô tế bào đáy (basal cell carcinoma)

1. ĐẠI CƯƠNG 

Ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma – BCC) là loại u ác tính gồm những tế bào giống với những tế bào ở lớp đáy của thượng bì. Nguồn gốc thực sự của ung thư tế bào đáy còn chưa rõ ràng. Người ta thấy có sự giống nhau về hình thái và miễn dịch giữa các tế bào của ung thư biểu mô tế bào đáy và các tế bào lớp ngoài cùng của nang lông nên nhiều tác giả cho rằng ung thư biểu mô đáy xuất phát từ nang lông.

Đây là loại ung thư da hay gặp nhất, chiếm khoảng 75% các loại ung thư da. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Ung thư biểu mô tế bào đáy có nhiều thể khác nhau.

2. CĂN SINH BỆNH HỌC 

2.1. Các yếu tố nguy cơ

2.1.1. Ánh nắng mặt trời

Nhiều nghiên cứu đã xác định tia cực tím là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da, nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy. Những người làm việc ngoài trời có tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy rất cao. Khoảng 80% các thương tổn ung thư biểu mô tế bào đáy ở vùng da hở.

Trong phổ của ánh sáng mặt trời thì các tia cực tím (UV: Ultra Violet) bao gồm các chùm tia UVC, UVB, UVA được coi là các tác nhân gây ung thư biểu mô tế bào đáy. Chùm tia UVC có bước sóng từ 0-280nm, có khả năng gây ung thư rất cao, nhưng nhờ tác dụng bảo vệ của tầng ozon xung quanh trái đất nên các tia không thể đến bề mặt trái đất và ít gây ảnh hưởng đến con người. Tia UVB có bước sóng 280-320nm, chỉ tác động đến lớp thượng bì gây ra hiện tượng cháy nắng sau vài giờ phơi nắng. Chùm tia này cũng kích thích các tế bào hắc tố tăng sản xuất melanin, kích thích các tế bào sừng tăng sinh gây hiện tượng tăng sắc tố và dày sừng ở thượng bì. Tia UVA với bước sóng 320-400nm, có thể xuyên sâu qua trung bì da và gây ra những thay đổi trong quá trình sinh tổng hợp ADN của tế bào. Các chùm tia UV có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các sợi ADN trong quá trình phân chia tế bào gây những sai lệch trong quá trình tổn hợp ADN. Những sai lệch này luôn luôn được sửa chữa một cách kịp thời. Vì một lý do nào đó những thay đổi này không được sửa chữa ví dụ như bệnh khô da sắc tố, một bệnh di truyền lặn do đột biến gen XP, khả năng mắc bệnh ung thư da gấp 1000 lần so với người bình thường.

2.1.2. Những biến đổi về gen

Gen P53 mã hóa cho protein p53 có trọng lượng phân tử là 53.000 MU, cấu tạo nên yếu tố sao chép (transcription factor) có tác dụng điều chỉnh sự nhân lên của tế bào. Yếu tố sao chép này có nhiệm vụ phát hiện ra những sai sót trong quá trình nhân đôi của sợi ADN, từ đó ức chế tế bào nhân lên và hướng tế bào chết theo chương trình. Như vậy, những biến đổi ở các hen do tia UV gây ra luôn được kiểm soát bởi p53. Ở những bệnh nhân có gen P53 không hoạt động thì 50% số bệnh nhân này mắc ung thư da ở tuổi 30 và 90% mắc ung thư da ở tuổi 70.

Gen BRAF là gen mã hóa của protein thuộc họ raf/mil có vai trò điều hòa sự dẫn truyền thông tin trong tế bào theo hệ thống MAP kinase/ERKs trong quá trình phân chia và biệt hóa của tế bào. Đột biến của gen BRAF bẩm sinh có thể gây nên những dị dạng bẩm sinh về tim mạch hay tâm thần kinh. Những đột biến của gen này trong quá trình phát triển cơ thể thường gây nên một sốt loại ung thư (có vai trò như oncogene) như u lympho không-Hodgkin, ung thư trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp và nhất là ung thư tế bào hắc tố ở da.

Gen “patched” nằm trên chromosome thứ 9, có tác dụng trực tiếp làm tăng cường quá trình chết theo chương trình (apoptosis) của các tế bào u.

3. TRIỆU CHỨNG

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Tổn thương u: thường bắt đầu là u kích thước từ 1 đến vài cen-ti-mét, mật độ chắc, bóng, trên có giãn mạch. Thương tổn không ngứa, không đau, tiến triển chậm có thể có loét.

Tổn thương xơ hóa: thường gặp ở vùng mũi hoặc trán, biểu hiện là thương tổn bằng phẳng với mặt da, đôi khi thành sẹo lõm, thâm nhiễm, trên có các mạch máu giãn, giới hạn không rõ ràng với da lành.

Tổn thương nông dạng Paget: thường gặp ở thân mình. Thương tổn bằng phẳng với mặt da, giới hạn rõ, trên có vảy, tiến triển chậm.

Tổn thương loét: tất cả các loại tổn thương trên đây có thể loát lâu lành trên có vảy tiết đen hoặc tổ chức hoại tử.

Tăng sắc tố: hiện tượng tăng sắc tố rất thường gặp trong các tổn thương ung thư tế bào đáy. Thường có màu nâu đen rất dễ nhầm với hiện tượng tăng sắc tố trong ung thư tế bào hắc tố.

Hạch vùng có thể to, xâm nhiễm ít hoặc không di động.

3.2 Chẩn đoán thể

3.2.1 Thể u

Là thể hay gặp nhất trong các thể của ung thư tế bào đáy.

Vị trí chủ yếu ở vùng đầu, cổ và nửa trên thân mình.

Thường bắt đầu là u nhỏ, mật độ chắc, trên có giãn mạch, không ngứa, không đau, tiến triển chậm, tăng dần về kích thước, lan ra xung quanh, thâm nhiễm, xâm lấn đến các tổ chức dưới da. Tổn thương có thể loét, dễ chảy máu, đóng vảy tiết đen, bờ nổi cao với các sẩn bóng, chắc được gọi là “hạt ngọc ung thư”.

Hình ảnh mô bệnh học có lớp thượng bì bị phá hủy. Các tế bào ung thư có nhân thẫm màu, hình bầu dục sắp xếp thành khối, giới hạn rõ, được bao bọc xung quanh bởi các bó xơ.

3.2.2 Thể nông

Tổn thương dát, sẩn màu hồng hoặc đỏ nâu, có vảy da, trung tâm tổn thương thường lành. Bờ hơi nổi cao giống như sợi chỉ.

Vị trí thường gặp là ở vùng thân và ít có xu hướng xâm lấn.

Trên hình ảnh mô bệnh học thấy các tế bào ung thư khu trú ở thượng bì, có thể xâm lấn xuống trung bì nông.

3.2.3 Thể xơ

Thường gặp ở vùng mũi hoặc trán.

Tổn thương bằng phẳng với mặt da, đôi khi thành sẹo lõm, thâm nhiễm, trên có các mạch máu giãn, giới hạn không rõ ràng với da lành.

Thể này có tỉ lệ tái phát rất cao sau điều trị.

Trên hình ảnh mô bệnh học thấy các tế bào ung thư thẫm màu xen kẽ các tế bào xơ, giới hạn không rõ, đôi khi xâm lấn xuống trung bì sâu.

Các thể trên đây đều có thể loét hoặc tăng sắc tố.

Cận lâm sàng: sinh thiết bờ tổn thương làm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.

3.3 Chẩn đoán giai đoạn

Xác định giai giai đoạn của ung thư theo phân loại TNM của AJCC (American Joint Commitee on Cancer): T (Tumour) -u, N (Lymph node)-hạch, M (Distant metastases)-di căn xa.

Giai đoạn o: ToNoMo 
Giai đoạn I: T1N0M0
Giai đoạn II: T bất kỳ, N1-3, M0 
Giai đoạn III: T bất kỳ, N bất kỳ, M1

3.4 Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm mô bệnh học được tiến hành cho tất cả các bệnh nhân. 

Nhuộm Hematoxyline – Eosine (HE):
+ Xác định các tế bào ác tính; bào tương bắt màu kiềm, nhân quái, nhân chia.Tập trung thành khối, xung quanh được bao quanh tổ chức xơ, phá vỡ cấu trúc của thượng bì và màng đáy.
+ Xác định mức độ biệt hóa.
+ Xác định xâm lấn xuống trung bì.
+ Loét.

Các xét nghiệm phát hiện di căn: XQ, CTscan, Petscan.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

Loại bỏ triệt để tổ chức ung thư.
Điều trị phủ tổn khuyết, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ sau khi cắt bỏ tổn thương u.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1 Loại bỏ tổ chức ung thư: Phẫu thuật

Nguyên tắc: loại bỏ triệt để tổ chức ung thư. 

Các biện pháp phẫu thuật:
+ Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương:  Cắt bỏ cách bờ tổn thương: ít nhất là 0,5 cm. Độ sâu: cần cắt bỏ đến tổ chức mỡ dưới da.
+ Phẫu thuật MOHs: Phẫu thuật cắt bỏ từng lớp và kiểm tra tình trạng tổ chức u trên lát cắt ở các vị trí bằng kính hiển vi sau khi nhuộm Hematoxyline-Eosine. Những vị trí còn tế bào ung thư sẽ được tiếp tục cắt bỏ cho đến tổ chức da lành.

4.2.2 Điều trị phủ tổn khuyết

Phẫu thuật tạo hình phủ tổn khuyết sử dụng các vạt da tại chỗ hoặc từ xa, vá da toàn bộ hay da mỏng.
Để lành sẹo tự nhiên.

4.2.3 Các biện pháp điều trị khác hoặc độc lập hoặc kết hợp với phẫu thuật

Nitơ lỏng với nhiệt độ -1960C
Laser CO2 làm bốc bay tổ chức u
Đốt điện 
Xạ trị:

  - Tia xạ chiếu ngoài
  - Tia X hoặc tia Gamma (télécobalt)
      + Liều chiếu không quá 2Gy/buổi 
      + Thời gian 10-30 buổi/3-6 tuần 
      + Tổng liều không quá 60Gy.
      + Chiếu cách bờ tổn thương 1-1,5cm.
  - Tia xạ bên trong: cấy vào khối u sợi Iridium 192
Quang hóa liệu pháp (photo dynamic therapy- PDT):
  - Dùng 5-méthylaminolévunilate (MAL)
  - Chiếu laser màu 635 nm
Điều trị hóa chất tại chỗ: sử dụng một trong các thuốc sau:
  - Fluouracin (5FU) 5%: ống 20g, bôi 1-2 lần/ngày lên tổn thương trong thời gian 3-4 tuần.
  - Imiquimod kem 5%, mỗi ngày bôi một lần, thoa nhẹ lên tổn thương khi bôi thuốc, rửa sạch sau 6 tiếng đồng hồ. Mỗi tuần bôi 3 ngày. Thời gian điềutrị tối đa 16 tuần.

4.2.4 Theo dõi sau điều trị

Mục đích:
+ Phát hiện tái phát
+ Phát hiện tổn thương ung thư mới

Thời gian theo dõi:
+ Năm đầu sau phẫu thuật theo dõi 3 tháng/lần
+ Sau đó 6 tháng/lần

5. DỰ PHÒNG

Tránh ánh sáng mặt trời: mặc quần áo dài tay, mang mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng đúng quy cách.
Chẩn đoán và điều trị sớm các ung thư biểu mô tế bào đáy mới xuất hiện.
Khám định kỳ 1-2 lần/năm để phát hiện tình trạng tái phát hoặc các tổn thương ung thư mới.

Bài trước Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis)
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.
Chàm (eczema)
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa
Viêm da dầu (seborrheic dermatitis)
Viêm da dầu là bệnh viêm da mạn tính thường gặp với biểu hiện là các tổn thương đỏ da, bong vảy tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã
Tổ đỉa (dyshidrotic eczema, dyshidrotic dermatitis, pompholyx)
Tổ đỉa là một loại phổ biến của bệnh chàm ảnh hưởng đến đôi tay (cheiropompholyx) và đôi bàn chân (pedopompholyx).
Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài
Ngứa
Ngứa là một cảm giác khó chịu của da khiến người bị ngứa phải gãi để bớt ngứa.
Nhiễm độc da dị ứng thuốc (drug eruption)
Nhiễm độc da dị ứng do thuốc là những biểu hiện rất thường gặp, là một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt
Bệnh vảy nến (psoriasis)
Bệnh vảy nến là một bệnh đỏ da có vảy mạn tính, có tính di truyền, xuất hiện theo cơ chế tự miễn dưới tác động của các yếu tố khởi động
Rám má (chloasma)
Nám da (Melasma) là một là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, lành tính ở các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trứng cá (acne)
Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên.
Ung thư da
Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh zona (herpes zoster)
Trong thời kỳ tiền triệu của zona, bệnh nhân bị nhức đầu, sợ ánh sáng và khó ở, nhưng hiếm khi có sốt.
Bệnh mụn rộp (herpes)
Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes
Viêm nang lông và nhọt
Là phản ứng viêm của một hoặc nhiều nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trừ vùng bán niêm mạc và lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh nấm móng (onychomycosis)
Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các bệnh nấm nông
Bệnh ghẻ (scabies, gale)
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis
Bệnh lậu (gonorrhoeae)
Bệnh lậu (gonorrhoeae) là một bệnh nhiễm trùng sinh mủ xảy ra bề mặt niêm mạc do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Chlamydia
Chlamydia lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là qua sinh hoạt tình dục và từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà (genital warts, condyloma, condylomata acuminata)
Nguồn bệnh là những người nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng