Bệnh nấm nông ở da (superficial fungal skin infections)

Bệnh nấm nông ở da (superficial fungal skin infections)

I. TỔNG QUAN 

1. Đặc điểm

Là một bệnh da hay gặp, thuộc nhóm bệnh da nhiễm trùng, tỷ lệ mắc bệnh nấm ngoài da khoảng 27,3% 

2. Căn nguyên: 

Do 3 chủng nấm sau gây nên:
Epidermophyton (2 loài) 
Trichophyton (23 loài) 
Microporum (18 loài)

3. Cơ chế bệnh sinh

Các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng và cơ thể suy giảm miễn dịch (đặc biệt suy giảm tế bào TCD4);

Kháng nguyên nấm da là kháng nguyên đa giá (KN vỏ, KN thân...) vì vậy trong cơ thể bệnh nhân mắc bệnh nấm không có kháng thể đặc hiệu, do đó xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh không có tính đặc hiệu;

Nấm thường gây bệnh trên bề mặt da và những nơi có chất sừng (keratin) như da, lông, tóc, móng.

4. Phương thức lây truyền

Có 3 phương thức lây truyền chính:
+ Từ người bệnh (do chung sống, sử dụng đồ dùng chung như mũ giầy với người lành) 
+ Từ động vật (chó, mèo)
+ Từ môi trường (đất, cây cỏ, không khí)

Cách thức lây truyền:
+ Nấm xâm nhập qua Da: xâm nhập vào da qua những tế bào sừng bị bong ra
+ Nấm xâm nhập qua Tóc: xâm nhập qua vết xây xước da đầu rồi xâm nhập vào sợi tóc yếu gẫy
+ Nấm xâm nhập qua Móng: xâm nhập vào bờ tự do hoặc mầm bên của móng.

5. Điều kiện thuận lợi mắc bệnh nấm da

Nấm dễ phát triển ở pH hơi kiềm 6,9 -7,2
Da bị xây sát, rối loạn cấu tạo lớp sừng
Da rối loạn bài tiết: da khô, tăng tiết bã nhờn, tiết nhiều mồ hôi
Nhiệt độ 27-30oC
Vệ sinh kém, mặc quần áo lót chật bằng đồ nylon.
Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch

6. Lâm sàng: Tùy từng loại nấm, triệu chứng lâm sàng khác nhau

7. Điều trị

7.1. Nguyên tắc điều trị

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan; Điều trị phải đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục; Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng.

Kết hợp biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi, tránh thói quen mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.

Phải căn cứ vào hình thái lâm sàng (Nấm da, móng, tóc,..), diện tích tổn thương, cơ thể mắc bệnh( già, phụ nữ có thai, trẻ em...) mức độ độc hại của thuốc để chọn phác đồ điều trị phù hợp

Tiêu chuẩn khỏi phải căn cứ vào hình thái lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm nhất là theo dõi sự tái phát của bệnh để đánh giá.

7.2. Mục đích điều trị

Loại bỏ những tổ chức bị bệnh mà nấm khu trú bằng cách nhổ tóc, rửa, cắt bản móng, làm bạt sừng bong vẩy.

Dùng thuốc diệt các nấm hoặc ức chế sự phát triển của nấm.

II. CÁC BỆNH NẤM NÔNG Ở DA THƯỜNG GẶP 

1. NẤM LANG BEN

Nguyên nhân: Bệnh phổ biến, hay gặp ở người trẻ, xứ nóng ẩm. Do vi nấm Malassazia furfur (pityrosporum ovale , có ở da bình thường, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh hoặc do lây nhiễm từ người khác).

Triệu chứng: Ban đầu là các chấm, vết hình tròn đường kính 1-2 mm trông giống như bèo tấm, ăn khớp với lỗ chân lông, thường có màu trắng, hồng (đặc biệt khi đi nắng khi ra mồ hôi) đôi khi có màu nâu. Thương tổn liên kết với nhau tạo thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ, giới hạn rõ, khi cạo bong ít vảy cám (dấu hiệu vỏ bào).

Vị trí tổn thương: 1/2 người phía trên như ở cổ, vai, ngực, lưng, cánh tay, có khi lan xuống đùi. 

Cơ năng: ngứa, nhất là khi nóng ra mồ hôi hay đi nắng về.

Tiến triển: hay tái phát do bào tử còn sót lại trong nang lông, ít lây lan. 

Chẩn đoán phân biệt: bạch biến, vảy phấn hồng Gibert, á vảy nến...

2. NẤM DA DO NẤM SỢI 

2.1 Nấm thân mình

Nguyên nhân

- Epidermophyton: Floccosum
- Trichophyton: Mentagrophytes var, Quinkeanum, Rubrum
- Microporum: Gypseaum

Triệu chứng

Khởi phát: đám da đỏ hình tròn như đồng xu đường kính 1-2cm sau lan to ra.

Tổn thương cơ bản: dát đỏ ranh giới rõ, có bờ viền bờ gồ cao trên mặt da, bờ có một số mụn nước nhỏ, giữa đám tổn thương có xu hướng lành, hơi bong vảy da. Tổn thương phát triển li tâm dần ra ngoại vi, có hình đa cung.

Triệu chứng cơ năng: ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi.

Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời và triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay tái phát.

Cần cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm hoặc đem nuôi cấy bệnh phẩm để xác định loài nấm.

Thể lâm sàng

Nấm da nhiễm khuẩn: do bệnh nhân gãi, tổn thương bị trợt dẫn đến nhiễm khuẩn phụ, xuất hiện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm.

Nấm da viêm da, eczema hoá: do bệnh nhân chà xát, gãi, hoặc bôi thuốc mạnh (axit, pin đèn, kiến khoang...) làm tổn thương trợt, rớm dịch, chảy dịch, viêm lan tỏa, phù nề...

Nấm da mạn tính: bề mặt tổn thương thẫm màu, giới hạn tổn thương kém rõ rệt, chẩn đoán khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh da sau:

Phong củ: vị trí hở, giới hạn rõ nhưng bờ là củ nhỏ, mất cảm giác, xét nghiêm nấm (-) –

Vảy phấn hồng Gibert 1/2 trên, đám mẹ, đám con, đám có giới hạn, viền, vảy mỏng ở rìa đám.

Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, nhiều vảy trắng
Nấm da mạn cần chẩn đoấn phân biệt với eczema mạn

2.2. Nấm kẽ chân

Nguyên nhân

Trichophyton: Mentagrophytes var, Rubrum 

Epidermophyton Floccosum

Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đợt mưa dầm, lội bùn bão lụt. 

Vị trí: Kẽ ngón chân

Tổn thương cơ bản: Kẽ ngón chân bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có mụn nước ở kẽ chân . Từ đó lan ra các kẽ ngón khác và lan lên mu bàn chân, gan chân

Dễ bị bội nhiễm gây: mụn mủ, vẩy da, vảy tiết, bàn chân sưng nề, có thể có sốt, nổi hạch bẹn. 

Cơ năng : Ngứa ngáy khó chịu

Lấy bệnh phẩm đem soi thấy bào tử đốt hoặc các sợi nấm.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm kẽ chân do liên cầu khuẩn 
Viêm kẽ chân do candida

3. NẤM DA ĐẦU

Biểu hiện 4 hình thái lâm sàng:

+ Bệnh trứng tóc (Piedra)
+ Nấm tóc do Microsporum hoặc Trichophyton
+ Thể thâm nhiễm mưng mủ (Kerion de cells)
+ Chốc đầu lõm chén (Favus) do T. schoenlenii Flavus

Bệnh thường gặp tuổi nhỏ: 

+ 90% từ 1-3 tuổi
+ 0,4% từ 50-60 tuổi

3.1 Nấm xén tóc

a. Nguyên nhân

Do chủng Trichophyton như: Schoenleinii, tonsurans, mentagrophytes, Varietas mentagrophytes, yaoundei, Gourvilii, Violaceum. Thường gây bệnh ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì.

Do chủng Microsporum như: Audouinii, Canis, Ferrugenum, Gypseum. Thường gây bệnh ở trẻ em, thường lây từ chó, mèo sang người.

b. Triệu chứng

Trên da đầu có các đám đỏ, hình tròn, hình ô van, ranh giới rõ, bong vẩy da màu trắng hay màu trắng xám

Tóc bị phạt gãy cách da đầu 1 vài mm, có khi chỉ còn chấm đen,

Da đầu bị bong vảy, tóc bị cắt cụt sát mặt da, chân tóc còn lại bị vẩy trứng vụn bao quanh ( giống tóc bị nhúng trong bột mì).

Cơ năng: rất ngứa

Bệnh có thể lây từ chó mèo sang người

Nhổ tóc đem soi dưới kính hiển vi quang học với KOH 10-30% thấy các bào tử nấm màu sáng xanh lơ như hạt tấm bao quanh sợi tóc hoặc các bào tử nằm trong sợi tóc.

c. Chẩn đoán phân biệt

Viêm da dầu ở đầu 
Viêm chân tóc 
Chốc do liên cầu. 
Vảy nến da đầu 
Rụng tóc pelade
Rụng tóc da dầu 
Rụng tóc có sẹo

3.2 Nấm Kerion de Celse

a. Nguyên nhân

Nấm da đầu thể thâm nhiễm mưng mủ
Kerion gây ra do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các loại nấm sợi như : Micosporum canis, Trichophyton

tonsurans, Trichophyton verrucosum, Trichophyton mentagrophytes.
Các loài nấm này có thể lây từ người sang người do dùng chung vật dụng, hoặc lây từ vật nuôi trong nhà (chó,

mèo) sang người.

b. Triệu chứng

Tổn thương ở vùng đầu, có các ổ mủ ở nang lông (áp xe nang lông) liên kết thành 1-2 đám viêm mạnh, giới hạn rõ, trên phủ đầy vảy mủ, cạy các vảy ra có các hố lõm có mủ màu vàng, mủ rất hôi, trông giống tổ ong, tóc.

4 NẤM MÓNG

4.1 Nấm móng do nấm sợi

Căn nguyên: do các loài trichophyton hoặc microsporum

Thường bị một móng sau lan dần ra các móng khác, bắt đầu ở bờ tự do của móng hoặc ở gốc móng, đôi khi do nấm ở mu bàn tay lan xuống.

Tổn thương ban đầu thường có điểm trắng, móng mất độ bóng, điểm trắng đục hoặc hơi vàng to dần, móng trắng mủn hoặc màu vàng mủn ra như ruột sậy. Móng dần dần bị ăn vẹt, xù xì biến dạng, đôi khi tách khỏi nền móng.

4.2. Nấm móng do Candidas

Bệnh gặp nhiều ở người tiếp xúc với nước nhiều, bán hàng ăn, hoa quả,thợ giặt, bệnh nhân đái đường...

Bệnh bắt đầu bằng viêm nếp da xung quanh, móng sưng lên đỏ tím, khi ấn vào có mủ chảy ra.

Giai đoạn cấp có đau dữ dội, móng tay trở nên dày và vàng mủn, có khía ngang điển hình, đôi khi móng bong ra dễ dàng.

Giai đoạn cuối móng dầy lên và mụn mủn trắng, vàng, móng có thể bị teo, biến dạng móng .

Nếu mạn tính thường kèm theo nhiễm khuẩn.

Bệnh thường xuất hiện trên nền của BN nấm da khác.

XN soi tươi tìm sợi nấm (+).

c. Chẩn đoán phân biệt

Vẩy nến móng

Loạn dưỡng móng: thường viêm xung quanh móng dẫn tới loạn dưỡng móng, bản móng dầy xù xì, mất màu bóng hồng.

 

Bài trước

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis)
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.
Chàm (eczema)
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa
Viêm da dầu (seborrheic dermatitis)
Viêm da dầu là bệnh viêm da mạn tính thường gặp với biểu hiện là các tổn thương đỏ da, bong vảy tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã
Tổ đỉa (dyshidrotic eczema, dyshidrotic dermatitis, pompholyx)
Tổ đỉa là một loại phổ biến của bệnh chàm ảnh hưởng đến đôi tay (cheiropompholyx) và đôi bàn chân (pedopompholyx).
Viêm da tiếp xúc (contact dermatitis)
Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài
Ngứa
Ngứa là một cảm giác khó chịu của da khiến người bị ngứa phải gãi để bớt ngứa.
Nhiễm độc da dị ứng thuốc (drug eruption)
Nhiễm độc da dị ứng do thuốc là những biểu hiện rất thường gặp, là một dạng phản ứng dị ứng đặc biệt
Bệnh vảy nến (psoriasis)
Bệnh vảy nến là một bệnh đỏ da có vảy mạn tính, có tính di truyền, xuất hiện theo cơ chế tự miễn dưới tác động của các yếu tố khởi động
Rám má (chloasma)
Nám da (Melasma) là một là tình trạng tăng sắc tố mắc phải, lành tính ở các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trứng cá (acne)
Mụn trứng cá là bệnh thường gặp, thương tổn với nhiều mức độ khác nhau ở hơn 90% thanh thiếu niên.
Ung thư da
Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh zona (herpes zoster)
Trong thời kỳ tiền triệu của zona, bệnh nhân bị nhức đầu, sợ ánh sáng và khó ở, nhưng hiếm khi có sốt.
Bệnh mụn rộp (herpes)
Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes
Viêm nang lông và nhọt
Là phản ứng viêm của một hoặc nhiều nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trừ vùng bán niêm mạc và lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh nấm móng (onychomycosis)
Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các bệnh nấm nông
Bệnh ghẻ (scabies, gale)
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis
Bệnh lậu (gonorrhoeae)
Bệnh lậu (gonorrhoeae) là một bệnh nhiễm trùng sinh mủ xảy ra bề mặt niêm mạc do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Chlamydia
Chlamydia lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là qua sinh hoạt tình dục và từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà (genital warts, condyloma, condylomata acuminata)
Nguồn bệnh là những người nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng