Bệnh mụn rộp (herpes)
1. NGUYÊN NHÂN
Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes (Herpes Simplex Virus - HSV). HSV có 2 týp: týp 1 và týp 2 (HSV1 và HSV2). HSV1 thường gây bệnh ở niêm mạc phần trên cơ thể, HSV2 gây tổn thương ở phần dưới cơ thể, chủ yếu là ở bộ phận sinh dục (90% các trường hợp). Vì vậy, bệnh này còn được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phụ nữ có thai bị Herpes sinh dục có nguy cơ lây truyền cho thai nhi, nhất là khi gần lúc sinh đẻ (30 - 50%).
2. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, các virus tiềm tàng trỗi dậy và gây bệnh qua đường máu hoặc thần kinh hoặc qua da, niêm mạc xây sát, virus xâm nhập vào da và gây bệnh ở đó. Tính chất ái tính thần kinh được chứng minh bằng phản ứng tế bào thoảng qua trong nước não tủy của các bệnh nhân bị mụn rộp. Nước não tủy có thể gây bệnh khi tiêm truyền cho thỏ. HSV không gây miễn dịch.
Tổn thương da khu trú ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là ở quanh môi, ở mép ở vùng sinh dục và mông. Theo y văn, bệnh hay gặp về mùa xuân, mùa thu. Bệnh có thể gặp ở nam cũng như nữ với mọi lứa tuổi, nhưng tần xuất gặp ở nữ nhiều hơn nam.
3. LÂM SÀNG
Trước khi xuất hiện thương tổn ngoài da, bệnh nhân thấy ngứa hoặc rát ở một vùng da. Sau đó xuất hiện một dát đỏ phù thũng, trên dát đỏ có nhiều mụn nước. Các mụn nước này hình tròn, hình cầu, bằng nhau, kích thước 2-4 mm đường kính, trong suốt có chứa một chất nước vàng chanh, về sau trở nên đục. Có thể chỉ có 3-4 mụn nước hoặc có khi hàng chục mụn, sắp xếp thành chùm. Các mụn nước có thể liên kết với nhau tạo thành một phỏng nước, bờ gồm nhiều cung nhỏ, một số mụn nước khổng lồ thể hiện bằng những phỏng nước dạng Pemphigus, giống bệnh Duhring-Brocq.
Sau vài ngày mụn nước vỡ ra khô đét lại, đóng vẩy tiết nhỏ màu vàng hoặc hơi nâu, bám chặt vào thương tổn về sau rụng đi để lại một dát đỏ, sau một thời gian ngắn màu da sẽ trở lại bình thường, không để lại sẹo. Tiến triển chung của đám tổn thương là khoảng 8 - 1 5 ngày.
Triệu chứng toàn thân: có thể có sốt, nếu mụn rộp trong họng gây viêm họng.
Tổn thương của Herpes
Về số lượng: có thể chỉ một đám đơn độc, nhưng thường thường có nhiều đám khu trú trên một vùng nhất định. Ở trường hợp mụn rộp lan tỏa sẽ thấy nhiều đám thương tổn. Ở nhiều nơi trên một hoặc ở vùng sinh dục. Nếu Herpes tổn thương ở niêm mạc sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Herpes sinh dục trên bệnh nhân HIV/AIDS: Biểu hiện bệnh lý sinh dục hoặc quanh hậu môn kéo dài hơn và nặng, tổn thương đau và không điển hình, thường đối xứng qua trục cơ thể.
Có trường hợp bệnh nhân đau dữ đội như trong thể mụn rộp xuất hiện trên đường đi của dây thần kinh. Có trường hợp không có triệu chứng ngoài da, mà biểu hiện bằng triệu chứng thần kinh đơn thuần, cụ thể là triệu chứng ngứa và nóng bỏng.
Giải phẫu bệnh
Tế bào gai bị hư biến, mất các cầu nối, rơi vào trong mụn nước và phồng lên (mụn nước nằm ở trong lớp gai). Ở trung bì có thâm nhiễm tế bào đa nhân; các tế bào này thâm nhập một cách nhanh chóng vào các mụn nước
4. BIẾN CHỨNG
Bệnh tiến triển lành tính 8 - 15 ngày khỏi bệnh nhưng hay tái phát. Các đợt tái phát có khi theo một chu kỳ nhất định ở một vùng da nhất định nhưng hiếm khi ở một điểm cố định. Trong thể mụn rộp tái phát, các vị trí thường gặp là môi má (trẻ em), mông và nhất là vùng sính dục. Bệnh tái phát nhiều lần có thể gây nên các biến chứng.
Các biến chứng của Herpes môi
Hiện chưa có cách chữa trị khỏi bệnh herpes ở môi. Một khi đã bị nhiễm thì HSV sẽ tồn tại trong cơ thể vĩnh viễn. Triệu chứng herpes xảy ra thành từng đợt. Vào mỗi đợt triệu chứng bùng phát, mụn nước sẽ hình thành và biến mất trong vòng từ 2 - 4 tuần nhưng sau đó có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vào khoảng thời gian giữa các đợt bùng phát, virus ở trạng thái không hoạt động nhưng vẫn có thể lây truyền cho người khác nếu tiếp xúc. Điều này cũng đúng với những trường hợp nhiễm HSV nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ rệt.
Đa phần herpes môi không phải vấn đề nghiêm trọng. Các mụn nước và vết loét sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, herpes ở môi có thể dẫn đến một số biến chứng. Điều này dễ xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người cao tuổi hoặc đang mắc các bệnh mãn tính.
Vấn đề phổ biến nhất có thể xảy ra là mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng do các vết loét ở miệng gây đau đớn và cản trở việc ăn uống. Nếu không được khắc phục, mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng đều có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, cho dù đau thì hãy cố ăn uống đầy đủ để tránh những vấn đề này.
Một biến chứng hiếm gặp của herpes môi là viêm não. Biến chứng này xảy ra khi virus di chuyển đến não và gây viêm. Nếu không được điều trị, viêm não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp dù đã được điều trị nhưng vẫn gặp các di chứng về lâu dài.
Các biến chứng nhẹ hơn của bệnh herpes ở môi còn có nhiễm trùng da nếu virus lây lan đến vùng da có vết thương hở. Herpes cũng có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng nếu mụn nước hình thành trên phạm vi rộng.
Trẻ em bị herpes ở môi có thể bị chín mé do herpes. Điều này xảy ra khi trẻ mút tay, virus ở miệng sẽ bám vào ngón tay và gây nổi mụn rộp. Nếu HSV lây lan đến mắt thì vùng gần mí mắt sẽ bị sưng và viêm. Nếu virus lan đến giác mạc thì sẽ gây viêm giác mạc do herpes và có thể dẫn đến mù lòa.
Phải thường xuyên rửa tay trong thời gian bùng phát triệu chứng, hạn chế đụng chạm lên vùng tổn thương và đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da hoặc mắt.
Các biến chứng của Herpes sinh dục
Tương tự như herpes ở môi, hiện cũng chưa có cách chữa trị khỏi bệnh herpes sinh dục. Tuy nhiên, triệu chứng nổi mụn rộp ở bộ phận sinh dục cũng sẽ tự hết sau vài tuần. Đa số trường hợp thì bệnh này không nguy hiểm nhưng đôi khi vẫn có nguy cơ dẫn đến biến chứng.
Các biến chứng nhẹ của bệnh herpes sinh dục gồm có viêm quanh bàng quang và vùng trực tràng. Vấn đề này gây sưng và đau. Nếu tình trạng sưng tấy gây đau đớn và khó khăn khi đi tiểu thì có thể cần đặt ống thông tiểu.
Viêm màng não là một biến chứng khác của bệnh herpes sinh dục, xảy ra khi virus HSV lây lan trong cơ thể rồi gây viêm ở lớp màng bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não do virus thường là một bệnh không nghiêm trọng và có thể tự khỏi.
Giống như herpes ở môi, herpes sinh dục cũng có thể gây viêm não nhưng khả năng xảy ra rất thấp.
Cuối cùng, herpes sinh dục làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Các mụn nước vỡ ra, tạo thành vết thương hở và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác dễ xâm nhập vào cơ thể.
Herpes sinh dục và các biến chứng sinh nở
Mặc dù trong hầu hết các trường hợp thì mụn rộp sinh dục không gây biến chứng nghiêm trọng nhưng ở những phụ nữ bị bệnh này và đang mang thai thì HSV-2 lại gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Herpes sơ sinh (neonatal herpes) là một biến chứng rất nghiêm trọng của bệnh herpes sinh dục. Virus lây truyền sang trẻ trong thời gian mang thai hoặc trong khi sinh nở và có thể gây tổn thương não, mù mắt hoặc thậm chí tử vong cho trẻ sơ sinh.
Do đó khi bị herpes sinh dục và mang thai thì sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng virus trong thời gian dài để ức chế virus. Ngoài ra, để giảm nguy cơ lây truyền virus sang cho trẻ trong khi sinh thì sẽ cần mổ lấy thai thay vì sinh thường.
5. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: mụn nước mọc thành chùm ở vùng da bán niêm mạc hoặc niêm mạc, kèm theo hơi ngứa hoặc rát, mụn nước vỡ đóng vẩy tiết
Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh Zona: bọng nước mọc thành chùm đi theo hướng đi của dây thần kinh, và chỉ khu trú ở một bên cơ thể. Triệu chứng cơ năng đau rát là chính.
Chốc bọng nước nhỏ: mụn nước nhỏ, vỡ đóng vảy tiết màu vàng chanh kèm theo triệu chứng toàn thân sốt, có hạch và ngứa dấm dứt, ít đau.
6. ĐIỀU TRỊ
Tại chỗ: Bôi các dung dịch màu, khi tổn thương khô bôi mỡ Tetracyclin
Toàn thân:
Acyclovir 200 mg x 5 viên/ ngày. Uống 5 -7 ngày. Thời gian điều trị có thể kéo dài nếu tổn thương chưa lành hẳn.
Dùng sinh tố nhóm B : B1 , B2 , B6 ...
Điều trị Herpes sinh dục tái phát: Bắt đầu điều trị ngay khi có tiền triệu hoặc trong vòng 1 ngày khi xuất hiện triệu chứng bệnh:
Acyclovl r 400 mg x uống 3 lần/ngày x 5 ngày, hoặc
Acyclovl r 200-mg x uống 5 lần/ ngày x 5 ngày
Famciclovir 12t mít - uống 2 lần/ngày x 5 ngày
Thời gian điều trị trên 6 tháng (áp dụng với trường hợp bị tái phát trên 8 lần/năm).
Điều trị biến chứng: viêm phổi, viêm gan, viêm não, màng não
Dùng Acyclovir tiêm tĩnh mạch: Acyclovir 5 - 10 mg/kg tiêm ngày 3 lần cách nhau 8 giờ, trong 5- 7 ngày, hoặc đến khi bệnh khỏi.
Điều trị Herpes cho người nhiễm HIV:
Acyclovir 400 mít xuống 3- 5 lần/ ngày hoặc
Famciclovir 500 mít x uống 2 lần/ ngày
Trị liệu cho đến khi hết triệu chứng lâm sàng
Trường hợp nặng:
Acyclovir 5 mg/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch 3 lần/ngày (tổng liều 15 - 30mg/kg/ngày cách nhau 8 giờ). Một số trường hợp dùng Acyclovir bệnh không khỏi, có thể do chủng virus kháng thuốc. Hầu hết các chủng kháng lại Acyclovir thì cũng kháng lại Famciclovir và Valacyclovir.
Foscarnet 40mg/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch 8 giờ/1ần cho đến khi khỏi bệnh.
Thuốc bôi dạng gel Acyclovi r 1% cũng có hiệu quả, ngày bôi tại tổn thương 2 lần.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm Herpes sinh dục thì cán cho Acyclovir 30 - 60 mg/kg/ ngày x 10 - 20 ngày.
Viết bình luận