Bệnh Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Bệnh Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Eczema là bệnh da liễu có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp. Những thông tin về bệnh eczema trong bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nhận biết được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh mãn tính này.

Eczema là gì?

Bệnh eczema hay bệnh chàm là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh lý gây ra viêm da, với các triệu chứng đặc trưng là: Viêm, phát ban và ngứa. Eczema có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Phát ban do eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng chúng có thể thường xuyên xuất hiện ở một số bộ phận nhất định (tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi người).

Bệnh eczema gặp ở tất cả các nhóm tuổi, không có phát ban ở háng hoặc nách

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Eczema thường xuất hiện trên mặt, ngực và sau da đầu (vì đây là những vùng mà trẻ nhỏ hay gãi). Eczema hiếm khi xảy ra ở vùng quấn tã. Cha mẹ nên quan sát kỹ dấu hiệu trẻ bị eczema để kịp thời xử lý.

  • Ở trẻ lớn hơn và người lớn: Bệnh eczema thường bùng phát mạnh ở khuỷu tay hoặc mặt sau của đầu gối. Bệnh cũng phổ biến trên da mặt, mí mắt, bàn tay và bàn chân, đặc biệt là ở người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh eczema

Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh eczema. Mặc dù một số người dễ bị eczema và bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, nhưng không phải ai cũng mắc căn bệnh này.

Tác nhân thường gặp

Một số chuyên gia cho biết có những yếu tố có thể góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh eczema, như:

Da khô dễ bị kích ứng và bùng phát chàm

  • Da khô: Độ ẩm trên da đóng vai trò nhưng hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Khi da bị khô, nó có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm hơn.

  • Ma sát: Thông thường, vết trầy xước nhỏ không gây chảy máu. Khi da ma sát với các bề mặt lặp đi lặp lại (như cọ sát với quần áo) có thể tạo ra những loại vết rách cực nhỏ, tuy không gây chảy máu, nhưng có thể khiến da dễ bị viêm hơn.

  • Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc mồ hôi tích tụ nhiều trên da có thể khiến da bị quá ẩm (ví dụ như dưới nách). Loại độ ẩm này có thể dẫn đến kích ứng da và bệnh eczema.

  • Nhiệt hoặc lạnh: Quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây khó chịu cho bề mặt da. Một trong hai điều kiện này có thể gây ra bệnh eczema.

  • Căng thẳng: Căng thẳng làm thay đổi nội tiết tố và chức năng miễn dịch. Nó kích hoạt quá trình viêm ở mọi nơi trên cơ thể, kể cả trên bề mặt da.

Chất kích ứng gây viêm da

Người bệnh có thể phát triển vết chàm nhỏ trên da ở khu vực tiếp xúc với một số chất kích ứng nhất định, hoặc triệu chứng phát ban cũng có thể lây lan tới các khu vực da khác không tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng đó. Việc hít phải chất gây kích ứng cũng có khả năng gây ra eczema.

Các chất kích ứng phổ biến:

Người bệnh eczema nên tránh các chất liệu vải thô ráp

  • Kim loại

  • Xà phòng, mỹ phẩm, kem dưỡng da, sản phẩm chăm sóc tóc và nước hoa

  • Chất tẩy rửa

  • Vải may quần áo

  • Sơn, chất đánh bóng hoặc các vật liệu khác thường được sử dụng trong trang trí nội thất

Phản ứng da

Eczema không giống như một bệnh dị ứng. Bởi lẽ, dị ứng là một phản ứng quá mức đối với một sản phẩm vô hại. Trong khi đó, eczema liên quan đến nhiều tác nhân khác, không bao gồm vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác..

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng da do khi bị eczema, đặc biệt nếu bạn có thói quen chà xát, gãi da.

Di truyền

Eczema có liên quan đến đột biến gen FLG. Theo thông tin từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, 20 - 30% bệnh nhân bị viêm da dị ứng (một loại chàm) là do đột biến gen FLG.

Các yếu tố rủi ro về lối sống

Thói quen sinh hoạt và một số hoạt động hàng ngày có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh eczema, như:

  • Tiếp xúc thường xuyên với chất kích ứng hóa học

  • Tay không chạm vào các loại hóa chất

  • Rửa tay hoặc tắm quá thường xuyên

  • Da luôn ẩm ướt

  • Chà xát hoặc làm da trầy xước

Triệu chứng bệnh eczema

Bệnh eczema có 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp và mãn tính. Mỗi giai đoạn bệnh eczema có các triệu chứng riêng biệt biểu hiện cho sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, không giống như các bệnh khác, chúng ta khó có thể dự đoán được các giai đoạn của bệnh eczema.

Nhìn chung, theo y học hiện đại, bệnh eczema được chia thành 2 nhóm: Dị ứng và không dị ứng. Cả hai loại này đều có thể diễn ra theo 3 giai đoạn, nhưng không thể ước tính được thời gian cụ thể. Các triệu chứng eczema xuất hiện trong bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng và cách điều trị của mỗi người.

Hơn nữa, sự tiến triển của bệnh eczema qua các giai đoạn không phải lúc nào cũng tuyến tính. Ví dụ, các triệu chứng có thể bắt đầu ở giai đoạn cấp tính, chuyển sang bán cấp tính và sau đó là mãn tính. Hoặc, nó có thể bắt đầu ở giai đoạn bán cấp tính rồi mới chuyển sang giai đoạn cấp tính.

Hơn nữa, các giai đoạn của bệnh chàm hay eczema không thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ví dụ, bệnh eczema cấp tính có thể có các triệu chứng nhẹ hoặc nặng và chàm bán cấp cũng có thể nhẹ hoặc nặng.

Giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn đầu của bệnh eczema với ngứa là dấu hiệu đầu tiên. Ngứa sẽ xuất hiện trước khi phát ban trở nên rõ ràng, điều này khiến eczema khác hẳn so với hầu hết các bệnh viêm da khác.

Hình ảnh bệnh eczema giai đoạn cấp tính

Một số triệu chứng:

  • Đỏ da nghiêm trọng

  • Ngứa dữ dội

  • Da gồ ghề

  • Xuất hiện mụn nước, có thể bị vỡ và chảy dịch

  • Đau đớn

  • Phồng rộp

  • Sưng tấy

  • Da nóng

Các vết eczema cấp tính có các đường viền rất rõ ràng. Bệnh này có xu hướng rất dữ dội trong giai đoạn đầu và thường được gọi là một đợt bùng phát.

Giai đoạn bán cấp tính

Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa cấp tính và mãn tính, với những dấu hiệu:

Hình ảnh bệnh eczema bán cấp tính

  • Da bong tróc

  • Da bị nứt nẻ

  • Ngứa, rát hoặc châm chích

  • Da có thể bị sưng đỏ nhưng ít dữ dội hơn

  • Triệu chứng ngứa ở giai đoạn bán cấp thường ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, rát và châm chích ở giai đoạn bán cấp lại dữ dội hơn.

Đường viền phát ban bệnh eczema bán cấp không rõ ràng, phát ban dạng khô, không bị phồng rộp và chảy dịch như giai đoạn cấp tính.

Ở nhiều người, giai đoạn bán cấp được chuyển tiếp từ giai đoạn cấp tính (khi các tổn thương đang lành lại). Giai đoạn bán cấp có thể bùng phát trở lại giai đoạn cấp tính và khi giai đoạn bán cấp kéo dài, eczema thường sẽ trở thành mãn tính.

Giai đoạn mãn tính

Từ khi những triệu chứng eczema xuất hiện, phải mất khoảng 3 tháng trở lên để các triệu chứng eczema mãn tính xuất hiện. Tuy nhiên, eczema mãn tính không chỉ được xác định bởi một khoảng thời gian nhất định. Nó có các triệu chứng riêng biệt với 2 giai đoạn còn lại:

Bệnh eczema mãn tính khó điều trị và dễ tái phát

  • Da dày lên (liken hóa)

  • Đường viền da nổi bật

  • Da bị nứt rõ ràng

  • Da tối, xỉn màu hoặc đổi màu

  • Các vùng da bị tổn thương lớn hơn (lột da)

  • Ngứa

Các triệu chứng có thể trở nên nặng hơn khi chuyển sang giai đoạn mãn tính và việc điều trị cũng khó hơn.

Các loại bệnh chàm

Dựa vào các tác nhân, cơ chế phát bệnh và triệu chứng bệnh điển hình, eczema được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các loại bệnh eczema thường gặp:

  • Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis/Atopic eczema)

  • Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis/ Contact eczema)

  • Chàm đồng tiền (Nummular eczema)

  • Viêm da thần kinh (Neurodermatitis)

  • Chàm tổ đỉa/tổ đỉa (Dyshidrotic eczema)

  • Viêm da dầu/viêm da tiết bã (Seborrheic dermatitis)

  • Viêm da ứ đọng (Stasis dermatitis)

  • Chàm vi khuẩn/ Eczema vi khuẩn

Bệnh eczema có nguy hiểm không? Bệnh eczema có lây không?

Eczema tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, song, những triệu chứng khó chịu và xấu xí của bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.

Bệnh eczema hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm, nhưng người bị bệnh eczema rất dễ bị nhiễm trùng da. Điều này một phần là do hàng rào bảo vệ da bị suy giảm. Các vết nứt nẻ và bong tróc khiến lớp biểu bì, hạ bì không được bảo vệ, phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh. Đặc biệt, việc chà xát hoặc gãi có thể làm phát sinh thêm nhiều vết nứt mới, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập vào trong cơ thể.

Cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn Staphylococcus aureus thường gặp ở bệnh nhân eczema có thể gây ra nhiều hệ lụy. Chốc lở là biến chứng thường gặp nhất. Đây là một dạng nhiễm khuẩn nông thường gặp ở da, gây ra các mụn mủ và các vết loét đóng vảy tiết màu mật ong. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng dị ứng. Những điều này có thể làm các đợt bùng phát bệnh eczema trở nên phức tạp, kéo dài hơn, đồng thời làm tăng ngứa, mẩn đỏ và phồng rộp da.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus

  • Nhiễm nấm: Thường gặp nhất là hắc lào và và nấm da đầu. Đây có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc bôi steroid. Thuốc có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch để trị eczema, nhưng lại tạo điều kiện cho các loại nấm thông thường sinh sôi và nảy nở.

  • Nhiễm virus: Thường ảnh hưởng tới môi và vùng kín, có liên quan tới virus herpes. Trong những trường hợp hiếm gặp, nó có thể gây ra chàm bội nhiễm - một bệnh da liễu có mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm rất cao.

Để ngăn cản các biến chứng không may có thể xảy ra, ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu eczema đầu tiên, người bệnh nên đi khám ngay để có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh chàm và cách điều trị

Không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán chính xác bệnh eczema. Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh dựa trên các đặc điểm chính và phụ của bệnh eczema mà bạn có.

Vậy, bệnh eczema có chữa khỏi được không? Y học hiện đại vẫn chưa có biện pháp chữa dứt điểm eczema và chỉ có thể làm thuyên giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong khi đó, với nguyên lý trị bệnh tận gốc, y học cổ truyền được đánh giá là giải pháp trị eczema toàn diện và ít tác dụng phụ hơn.

Tìm hiểu các cách điều trị bệnh eczema ngay dưới đây:

Tự chăm sóc

Một số thay đổi về lối sống và cách chăm sóc cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các đợt bùng phát eczema. Bao gồm:

Tránh các tác nhân kích hoạt bệnh eczema:

Quản lý căng thẳng là chiến lược tốt để hỗ trợ điều trị bệnh chàm

  • Căng thẳng, lo âu

  • Mất nước (dẫn tới da bị khô)

  • Da rất khô

  • Xà phòng và chất tẩy rửa gia dụng

  • Nước hoa/chất tạo mùi nhân tạo

  • Thực phẩm gây dị ứng

  • Kim loại, đặc biệt là niken

  • Khói thuốc lá

  • Thời tiết lạnh, khô hoặc nóng ẩm

  • Cảm lạnh và cúm

  • Các loại vải có thể gây ma sát mạnh với da, đặc biệt là len và polyester

  • Thuốc mỡ kháng khuẩn, như neomycin và bacitracin

Chăm sóc da đúng cách:

  • Tránh các loại xà phòng, sữa tắm, sản phẩm chăm sóc da/tóc, mỹ phẩm chứa các chất gây dị ứng

  • Chọn các sản phẩm được thiết kế dành riêng cho da khô, da nhạy cảm

  • Không chà xát hay gãi

Tắm nắng đúng cách:

  • Tắm nắng làm tăng sản xuất vitamin D trong da, từ đó giải phóng các hợp chất chống viêm (gọi là cathelicidin) giúp giảm sưng và đỏ cục bộ

  • Nên tắm nắng 10 - 30 phút/ngày vào sáng sớm, tránh giờ trưa và đầu giờ chiều

 
 
 
Bài trước Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng