Bệnh vảy nến: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy nến: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp nhất hiện nay. Đây là một vấn đề nhức nhối đối với nhiều người bởi đây là bệnh lý không thể trị khỏi hoàn toàn, khả năng tái phát rất cáo và khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu. Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến là gì, làm thế nào để khắc phục và kiểm soát bệnh tốt nhất.
 
1. Vảy nến là gì? Nguyên nhân gây bệnh
 
Vảy nến tiếng Anh là bệnh Psoriasis là một hiện tượng bệnh lý mãn tính trên da có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng từ người trưởng thành, người già cho đến trẻ nhỏ.
 
Bệnh thường tự xuất hiện và tự biến mất và tái phát lại rất nhiều lần sau đó đặc biệt là vào khoảng thời gian giao mùa. Những tế bào da khi bị viêm, tự tái tạo lại, tích tụ thành những lớp vảy trên bề mặt. Ở trẻ nhỏ, độ tuổi từ 7 – 10 tuổi thường có tỉ lệ mắc cao hơn, còn ở người trưởng thành, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai.
 
 
Không có kết luận chính xác về nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy nến trên da, tuy nhiên dựa vào những trường hợp mắc bệnh, các chuyên gia đã đưa ra một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người như sau:
 
Suy yếu, rối loạn tế bào miễn dịch: Các tế bào T (Lympho T) đóng vai trò là lá chắn giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch gặp vấn đề, các tế bào T lại quay ngược tấn công các tế bào khỏe mạnh. Đây là một sự nhầm lẫn khiến cơ chế chữa lành vết thương hoạt động mạnh hơn, tế bào da tăng sinh và chết đi một cách nhanh chóng hơn so với bình thường. Điều này khiến các lớp tế bào da chồng lên nhau, tạo nên các mảng vảy, các mảng da bị tổn thương.
 
Di truyền: Bệnh vảy nến có tính di truyền, không chỉ với bố mẹ sang con mà với những người thân trong gia đình cũng có thể di truyền sang thế hệ đời sau với tỉ lệ khác nhau.
 
Tổn thương ngoài da: Những tổn thương ngoài da như trầy xước, vết tiêm,… cũng có thể là cơ hội để cá vi khuẩn tấn công và gây nên bệnh vảy nến.
 
Stress, căng thẳng: Rất nhiều bệnh nhân có cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không có dấu hiệu của việc bị vi khuẩn, virus tấn công. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã tìm ra nguyên nhân là do những người này đã ở trong tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài một thời gian nhất định.
 
Hút thuốc lá, uống rượu bia: Tuy đây không phải là nguyên nhân chính nhưng nó cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như khiến bệnh tái phát nhiều lần hơn.
 
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số bệnh nhân sử dụng các thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị rối loạn lượng cực cũng sẽ khiến vảy nến có nguy cơ bùng phát và chuyển biến nặng hơn rất nhiều.
 
Có thể thấy, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến có thể đến từ yếu tố chủ quan và khách quan. Do vậy, chúng ta không thể hoàn toàn phòng ngừa được bệnh. Hãy cố gắng nắm bắt những thông tin cần thiết nhất để biết cách khắc phục và điều trị khi cần thiết.
 
2. Triệu chứng từng thể bệnh vảy nến
 
Cùng với triệu chứng xuất hiện các mảng da, vảy da trên bề mặt nhưng thực chất vảy nến có khá nhiều dạng khác nhau, với những triệu chứng riêng biệt.
 
Vảy nến bệnh học có mảng bám: Đây là dạng vảy nến thường gặp nhất, chiếm đến 70 – 80% trường hợp mắc bệnh. Triệu chứng chính của dạng này là xuất hiện các mảng da nổi lên trên bề mặt với kích thước từ 2 – 20 cm. Vùng da thường bị mắc bệnh có thể kể đến như: vùng dưới lưng, đầu gối,  khuỷu tay,…
 
Vảy nến kèm theo mủ: Tương tự như vảy nến có mảng bám nhưng có xuất hiện thêm các vùng bị mụn mủ. Vảy nến mụn mủ có thể khiến người bệnh bị rát hơn vì mụn mủ có thể bị vớ bất cứ lúc nào. Dạng vảy nến này thường gặp ở trên các ngón tay, bàn tay hoặc bàn chân.
 
Vảy nến hình giọt nước: Các vùng da bị vảy nến xuất hiện những vết có hình dáng giống giọt nước với kích thước 1 – 10cm. Các vết này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, ở trẻ em, dạng bệnh này thường xuất hiện sau khi bị viêm họng được chẩn đoán do Streptococcus gây nên.
 
Vảy nến da đầu: Tình trạng ban đầu khiến nhiều người lầm tưởng là gàu tóc. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, các mảng da đầu có vảy, màu trắng bạc sẽ dày và kích thước rộng hơn.
 
Vảy nến ở các nếp gấp: Thường xảy ra ở những người bị béo phì, dạng bệnh này khiến các vùng da nếp gấp như nách, bẹn, mông,… bị tổn thương. Các vùng da này thường sẽ có màu đỏ, đau rát nhất là khi di chuyển, cọ xát.
 
Vảy nến móng: Không chỉ xuất hiện trên da, vảy nến còn có thể xảy ra đối với móng tay hoặc móng chân người bệnh. Dạng bệnh này có biểu hiện là tình trạng móng trở nên dày hơn bất thường và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
 
Vảy nến toàn thân: Tuy ít gặp nhưng cũng không phải không xuất hiện. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn bệnh vảy nến có thể xuất hiện toàn thân khiến làn da bị đỏ, ngứa, đau rát vô cùng nguy hiểm.
 
Viêm khớp vảy nến: Bệnh viêm khớp vảy nến rất phổ biến hiện nay, thường xuất hiện ở ngón tay, cổ tay, ngón chân. Những người mắc bệnh thường bị sưng khớp, sưng đầu ngón tay, các khớp xương đau nhức cản trở nhiều đến hoạt động hàng ngày.
 
 
Hầu hết những dạng trên đều có triệu chứng chung là bong tróc da, ngứa, đau rát khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt.
 
3. Bệnh có bị lây không? Có nguy hiểm không?
 
Tỷ lệ những người mắc bệnh vảy nến chiếm khoảng 5 – 7% những người có vấn đề về da liễu. Đây là một căn bệnh không bị lây nhưng có thể kéo dài dai dẳng và cực kỳ khó chữa tận gốc.
 
Hãy yên tâm vì bệnh không lây qua người với người khi tiếp xúc da với nhau, do đó chúng ta không cần quá lo lắng hay đề phòng khi gặp gỡ những người mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể được liệt kê vào các bệnh có tính di truyền. Nếu có bố hoặc mẹ đã từng bị vảy nến, tỉ lệ con sinh ra mắc bệnh là khoảng 10%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc thì tỉ lệ này có thể lên đến 40%.
 
50% trường hợp mắc bệnh vảy nến da cho biết họ bị làm phiền bởi cảm giác ngứa ngáy tại các vùng da bị tổn thương. Đa số họ đều phải dùng đến các loại kem bôi, thuốc bôi ngoài da để cải thiện tình trạng này.
 
Vảy nến tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng đây hoàn toàn không phải là một bệnh lý có thể chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh vẩy nến có thể gây nên một vài biến chứng như:
 
Biến chứng về thận: Bệnh có thể ảnh hưởng đến thận, khiến bệnh thận nặng hơn và có thể chính là nguyên nhân gây nên chứng thận hư, suy thận. Các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến nếu không dùng theo chỉ định cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với chức năng thận.
 
Biến chứng huyết áp, tim mạch: Vảy nến trên da có thể làm gia tăng nguy cơ khiến người bệnh bị tăng huyết áp. Tương tự như với bệnh thận, thuốc chữa vảy nến cũng có những tác dụng phụ khiến cholesterol trong máu tăng cao, gia tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, xơ vữa động mạch.
 
Rối loạn chuyển hóa: Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh vảy nến với các tình trạng rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì,…
 
Nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2: Người bệnh vảy nến ở cấp độ nặng sẽ rất dễ mắc tiểu đường tuýp 2.
 
Ngoài ra, bệnh vảy nến cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Những người bị vảy nến thường luôn cảm thấy ngứa ngáy, không tập trung vào công việc, dễ cáu gắt, nổi nóng. Nếu vảy nến xuất hiện ở các vùng da như tay, mặt, ngực càng khiến người bệnh có tâm lý e ngại khi gặp gỡ hay tiếp xúc với người khác.
 
4. Quy trình chẩn đoán
 
Hầu hết các bệnh lý da liễu trong đó có vảy nến sẽ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết bên ngoài. Tuy nhiên để kết luận chính xác, người bệnh cần thực hiện một số các xét nghiệm nhất định.
 
Khám nhận biết dấu hiệu:
 
Bác sĩ tiến hành khám dấu hiệu tổn thương tại tay, khuỷu tay, đầu gối, nách, da đầu, vùng bẹn,…
Hỏi bệnh nhân về tiền sử mắc bệnh của người thân trong gia đình.
 
Chẩn đoán xét nghiệm:
 
Cạo vảy da
Soi da bên ngoài
Sinh thiết da
Chụp x quang khớp
Xét nghiệm máu
 
5. Điều trị vẩy nến
 
Bệnh vảy nến cần được điều trị ngay khi phát hiện, không nên để lâu vì triệu chứng có thể chuyển biến nặng hơn và gây cản trở trong quá trình chữa bệnh. Sau khi chẩn đoán nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa trên chiến lược:
 
Điều trị bằng việc kết hợp thuốc
Điều trị theo từng giai đoạn bệnh: Bao gồm các phương án điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân, ổn định và ngăn ngừa bệnh tái phát
Điều trị xoay vòng
 
Tây y điều trị bệnh vảy nến chủ yếu sử dụng các loại thuốc tân dược nhằm mang lại hiệu quả nhanh chóng, ngay lập tức có thể ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào tổn thương. Lưu ý bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc mà phải theo chỉ định của bác sĩ.
 
5.1 Điều trị tại chỗ:
 
Thuốc mỡ Sali: Có tác dụng tiêu sừng, có thể dùng cho trẻ em (lựa chọn loại có nồng độ thấp) và sử dụng lâu dài.
 
Thuốc bôi Emollients: Có chứa các chất làm mềm da, thúc đẩy sự bong tróc vảy da, giảm ngứa hiệu quả. Thuốc thường được chỉ định dùng sau khi kết thúc điều trị, dùng thoa lên vùng da bị thương sau khi tắm.
 
Sử dụng liệu pháp ánh sáng: Tác động nhằm làm giảm số lượng tế bào Lympho T trong lớp thượng bì. Phương pháp này hiệu quả, nguy cơ tái phát chậm nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
 
5.2 Điều trị toàn thân:
 
Thuốc Methotrexate: Phù hợp với những trường hợp vảy nến thể nặng, vảy nến mãn tính khiến xuất hiện dấu hiệu mưng mủ, ửng đỏ toàn thân. Đây là thuốc chỉ được sử dụng khi có kê đơn của bác sĩ, không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và các bệnh nhân suy gan thận.
 
Thuốc Acitretin: Là thế hệ thứ 2 của Retinoid, thuốc có hiệu quả nhất định trong điều trị vảy nến mủ và vảy nến toàn thân.
 
Thuốc Cyclosporin A: Dùng trong trường hợp vẩy nến ửng đỏ da trên toàn thân và vẩy nến móng. Tuyệt đối không dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp, bệnh nhân suy giảm chức năng thận, đang có khối u ác tính.
 
Đối với những trường hợp vảy nến mảng với diện tích rộng, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến mủ toàn thân hay có dấu hiệu viêm khớp vảy nến, người bệnh nên chuẩn bị tâm lý nhập viện để được điều trị chuyên khoa kịp thời.
 
 
 
Bài trước Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng