Mụn cóc là gì? Phương pháp điều trị và giảm lây lan?

Mụn cóc là gì? Phương pháp điều trị và giảm lây lan?

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là bệnh da liễu thường gặp do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus HPV này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, gọi là mụn cóc.

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, trong đó, mụn cóc thông thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Tuy không phải bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng mụn cóc xuất hiện gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh khó chịu do mất nhiều thời gian điều trị và nguy cơ lây nhiễm rất cao (như sử dụng chung đồ dùng cá nhân,…). Không những vậy, mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh (từ vị trí ban đầu lan sang vùng da lân cận hay vùng da trực tiếp tiếp xúc do gãi, cào, chạm, sờ, cầm nắm,…). Thông thường các mụn cóc này sẽ phát triển rồi lây lan rất nhanh.

Đây là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em bị mụn cóc thường cao hơn do hay tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép,…).

Tia laser tác động trực tiếp lên phân tử nước làm bốc bay, than hoá tổn thương mụn cóc

Phân loại mụn cóc

Dựa vào khu vực nổi mụn và hình dạng của mụn, mụn cóc được chia làm nhiều loại:

Mụn cóc thông thường: phát triển ở khu vực bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn thường có hình dạng chấm nhỏ màu đen, sần sùi; thường xuất hiện ở những vùng da bị xước như do cắn móng tay hay cắt tỉa móng tay…

Mụn cóc dạng sợi mảnh: là những nốt mụn dài và mảnh mọc trên da, thường ở xung quanh mắt, mũi, miệng và phát triển rất nhanh theo cấp số nhân. Với những bệnh nhân bị nhiễm HIV, cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khả năng chống lại virus gây mụn cóc gần như không có.

Mụn cóc phẳng: là những nốt mụn nhỏ (kích thước từ 1mm đến 5mm) và ít sần sùi hơn, nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Mụn cóc dạng này có thể mọc ở bất cứ nơi nào, thường trẻ em bị nổi ngay trên mặt, nữ giới bị nổi ngay trên bàn chân và nam giới bị mọc mụn ở những khu vực mọc râu. Chúng thường lây lan nhanh, nhiều lúc có thể xuất hiện hàng chục nốt trên tay, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần rất mất thời giờ.

Mụn cóc ở chân: thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn.

Những dấu hiệu cho thấy cần phải chữa mụn cóc:

Gây đau đớn;
Phát triển nhanh và lây lan sang các vùng da khác;
Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục;
Có triệu chứng đi kèm;
Đã tồn tại hơn 2 năm.

Mục tiêu điều trị mụn cóc là tiêu diệt virus và loại bỏ các nốt mụn mà không để lại mô sẹo. Việc lựa chọn biện pháp xử lý mụn cóc phụ thuộc vào loại mụn, vị trí và triệu chứng của từng trường hợp. Nếu tìm hiểu, người bệnh sẽ thấy có nhiều phương pháp chữa mụn cóc theo mẹo trong dân gian. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cách nào được y học công nhận là đáng tin cậy hoàn toàn. Hơn nữa có nhiều người đã thử áp dụng hình thức điều trị mụn cóc không chính thống này và cũng không nhận được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy khi bị mụn cóc, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa mụn cóc thích hợp.

Các phương pháp điều trị mụn cóc

Chấm nitơ lỏng

Chữa mụn cóc bằng nitơ lỏng thường được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 - 2 tuần. Khí nitrogen ở dạng hóa lỏng có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C) nên sẽ cho kết quả tốt, thậm chí có người khỏi hoàn toàn. Thuốc cũng hiếm khi để lại sẹo hay làm biến đổi sắc tố da, tuy nhiên có thể gây khó chịu khi điều trị, phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm.

Áp lạnh nito lỏng

Đốt mụn cóc

Đốt mụn cóc là thủ thuật điều trị các tình trạng mụn nặng, nhiều khó điều trị bằng thuốc. Trong đó có 2 cách đốt mụn là đốt điện (dùng điện cao tần) và đốt bằng laser (dùng ánh sáng tập trung). Cả 2 hình thức này đều tác động trực tiếp và chính xác lên mụn cóc và tiêu diệt nó. Đốt mụn cóc bằng tia laser hay bằng điện là giải pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Đốt điện

Biện pháp đốt bằng dòng điện cao tần được chỉ định cho điều trị mụn cóc dưới 1 cm hoặc ở vị trí khó tiểu phẫu, ví dụ như ở kẽ ngón chân, tay. Ưu điểm của phương pháp đốt điện là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp và có thể khoét sâu hết nhân rễ mụn cóc. Tuy nhiên thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn, chăm sóc vết thương hở cũng phải cẩn thận hơn để tránh bị nhiễm trùng, đôi khi những mụn cóc to sẽ gây chảy máu và khó cầm.

Đốt laser

Ưu điểm phương pháp laser (dùng ánh sáng tập trung) là có thể triệt để loại bỏ chân mụn, hạn chế lây lan ra các vị trí lân cận. Các tia sáng laser có thể đốt các mạch máu nhỏ bên trong mụn cóc và phá hủy chúng. Đồng thời virus HPV gây mụn cóc cũng chịu ảnh hưởng của sức nóng này và bị loại bỏ. Mất khoảng 2 – 4 tuần kể từ ngày thực hiện đốt mụn cóc để vết thương lành hoàn toàn. Laser áp dụng chủ yếu cho các loại mụn cóc có vị trí khó tiếp cận. Ví dụ như mụn cóc sâu bên trong ống niệu đạo, ống dẫn nước tiểu. Bác sĩ có thể cần gây tê thậm chí gây mê khu vực điều trị với tình trạng mụn cóc phức tạp.

Laser màu xung trị mụn cóc

Tiểu phẫu (cắt bỏ tổn thương mụn cóc)

Tiến hành với các nốt mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng, chẳng hạn như gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân, .... Thời gian lành vết thương khi tiểu phẫu sẽ nhanh hơn đốt điện, chăm sóc sau mổ cũng dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng vì vết thương được may kín. Nhược điểm của phương pháp này chính là chi phí cao, dễ tái phát vì không lấy hết nhân mụn và có thể để lại sẹo.

Tiêm bleomycin hay interferon

Tiêm tại chỗ được chỉ định trong những trường hợp mụn cóc khó điều trị.

Lưu ý trong quá trình điều trị, không được làm bể, chọc dịch bóng nước trên bề mặt vết thương (thường do chấm nitơ lỏng). Nếu có các dấu hiệu như sưng, nóng, tấy đỏ và đau, tiết dịch mủ, có mùi hôi, sốt cao hay ớn lạnh... thì có nguy cơ vết thương đã bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần quay lại bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Đốt mụn cóc áp dụng cho đối tượng nào?

Các phương pháp này thường áp dụng cho các đối tượng:

Không điều trị khỏi khi điều trị với thuốc.
Vị trí mụn cóc đặc biệt, khó tiếp cận.
Mụn cóc tiến triển nặng, nhiều và lan ra vùng lân cận.
Phụ nữ mang thai.
Những người suy giảm miễn dịch.
Khó hồi phục khi áp dụng các phương pháp khác.

Đốt mụn cóc có đau không?

Cơ chế của phương pháp là đốt cháy nhắm vào các mạch máu nuôi dưỡng mụn cóc để tăng hiệu quả điều trị. Điều này có thể dẫn đến đau đớn nhẹ trong quá trình điều trị. Với trường hợp mụn cóc ở vị trí khó tiếp cận như bộ phận sinh dục, đùi trong thì mức độ đau sẽ cao hơn.

Mặt khác mức độ này cũng phụ thuộc ngưỡng chịu đau của mỗi người nên cũng khác nhau. Nhưng không cần quá lo lắng vì với tình trạng nặng bạn sẽ được tiêm thuốc tê để giảm đau.

Cách giảm nguy cơ lây lan mụn cóc

Đôi khi mụn cóc sẽ quay trở lại nhanh do nốt “mụn mẹ” đã phát tán virus và tạo các “mụn con” ở xung quanh. Mụn cóc con có kích thước quá nhỏ nên không thể phát hiện được khi điều trị. Vì vậy, nên chữa mụn cóc sớm ngay khi vừa phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm như trên. Một số trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị mụn cóc mẹ vài tuần thì những mụn cóc con cũng tự biến mất mà không cần can thiệp.

dieu-tri-mun-coc-dung-tranh-lay-lan-2                                                                                                          Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc

Người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để tránh lây lan cũng như tái phát sau khi điều trị mụn cóc:

Không gãi, dùng dao lam rạch, cạo hoặc kim châm khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng và lây lan virus;
Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay, tốt nhất là sử dụng đồ cá nhân riêng để tránh lây nhiễm mụn cóc
Giữ khu vực có mụn (như bàn tay, chân, ...) khô ráo vì mụn cóc khó kiểm soát trong môi trường ẩm ướt;
Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc;
Tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ sau điều trị;
Tự theo dõi nốt mụn hằng ngày trong 2 - 4 tuần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tái phát. Nếu có, cần điều trị lại càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tái phát trước khi virus HPV lây nhiễm ra những vùng da lân cận;
Nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc-xin HPV để giúp ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác cũng do virus này gây ra.

Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng