Nổi mề đay: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Nổi mề đay: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là một trong những bệnh dị ứng thường gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy đây không phải bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng thường xuyên tái phát, gây không ít khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, việc nắm bắt được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như phương pháp điều trị mề đay là điều vô cùng cần thiết.
 
1. Nổi mề đay là gì?
 
Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch ở da trước nhiều yếu tố gây nên tình trạng phù cấp tính hoặc mãn tính ở trung bì. Biểu hiện cụ thể nhất là các nốt có màu đỏ hoặc hồng với nhiều hình dáng khác nhau xuất hiện trên da, sau đó có thể lan sang các vùng da lân cận gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lý da liễu này tương đối phổ biến, có thể nhận biết qua dấu hiệu đặc trưng và không lây nhiễm sang người khác.
 
Tìm hiểu về bệnh nổi mề đay
 
Các báo cáo y tế cho thấy, tỷ lệ mắc mề đay mẩn ngứa là 15-20%, đa số các ca bệnh đều bị tái phát bệnh nhiều lần trong đời. Đặc biệt, phụ nữ, những người trong độ tuổi từ 20-40 có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn cả.
 
Trong quá trình thăm khám, điều trị tại Nhất Nam Y Viện, bác sĩ Lê Phương từng tư vấn và hỗ trợ cho rất nhiều bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa. Bác sĩ cho biết triệu chứng điển hình của những người bệnh này thường có những nốt sần phù trên da với kích thước khoảng 1mm, thậm chí lên đến vài cm. Những nốt sần này có thể tồn tại trên da trong khoảng 30-36 giờ. Căn cứ vào những đặc điểm này mà y học chia bệnh mề đay thành 2 dạng:
 
Mề đay cấp tính: Thời gian bị bệnh trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài không quá 6 tuần.
Mề đay mãn tính: Bệnh liên tục tái phát lại nhiều lần, bị nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần.
 
2. Các vị trí, đối tượng dễ bị nổi mề đay
 
Bệnh nổi mề đay ngứa luôn xuất hiện ngoài da, tại bất cứ khu vực nào trên cơ thể con người. Tuy nhiên, những vị trí thường xuyên bị mề đay “làm phiền” nhất là:
 
Mặt: Các nốt sần phù của bệnh có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung tại gò má, phần dưới môi khiến người bệnh mất tự tin, luôn cảm thấy khó chịu, e ngại trong giao tiếp.
 
Mông: Đây là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc, cọ sát với quần áo gây tích tụ mồ hôi. Nếu vị trí này bị mề đay sẽ càng khiến người bệnh khó chịu.

Chân: Rất nhiều người hay bị nổi mề đay, nhất là khu vực bắp chân, các nốt sần phù mọc dọc ống chân kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

Hai cánh tay: Không ít người gặp phải hiện tượng nổi mề đay ở cánh tay. Tình trạng sần phù có thể gây ngứa ngáy cổ tay, bắp tay, thậm chí là toàn bộ hai cánh tay.

Cổ: Vùng da cổ, nhất là khu vực có nhiều nếp gấp cũng thường xuyên bị nổi mề đay. Vị trí này lại càng khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thêm gia tăng.

Nổi mề đay toàn thân gây ngứa ngáy, khó chịu
 
Đôi khi mề đay không chỉ xuất hiện tại một số khu vực riêng lẻ mà còn xuất hiện trên khắp cơ thể. Tình trạng nổi mề đay toàn thân khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt. Theo một vài nghiên cứu, các đối tượng dễ bị ngứa mề đay nhất là:
 
Trẻ em: Đây là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện. Khi bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập và tác động sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các mao mạch, gây nên hiện tượng sưng phù khó chịu.
 
Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi, nhất là các vấn đề liên quan đến nội tiết tố. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu dễ bị mề đay – mẩn ngứa.
 
Phụ nữ sau sinh: Sau khi “vượt cạn”, cơ thể người mẹ mệt mỏi vì mất nhiều sức lực, suy nhược và chưa thể phục hồi ngay. Lúc này, các yếu tố từ môi trường tác động, khiến các “mẹ bỉm sữa” dễ gặp vấn đề về da liễu hơn, trong đó có mề đay.
 
3. Nguyên nhân nổi mề đay
 
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, gồm cả khách quan và chủ quan. Trong đó, có thể kể đến:
 
Do các dị nguyên: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mề đay dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất là: Thời tiết, thuốc, thực phẩm, lông vật nuôi, hóa – mỹ phẩm… Sau khi tiếp xúc với những tác nhân này, cơ thể người bệnh lập tức xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, sần phù da...
 
Do côn trùng: Những loài côn trùng như ong, kiến, sâu róm… luôn chứa nọc độc, khi chị chúng cắn, chất độc sẽ ngấm vào da và gây nên hiện tượng sưng phù, ngứa ngáy.
 
Do các loại vi khuẩn và ký sinh trùng: Theo các nhà khoa học, nhiều loại virus, vi trùng, giun sán khi đi vào cơ thể cũng có thể gây nên hiện tượng mề đay khó chịu.
 
Yếu tố bệnh lý: Ở những bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, cryoglobulinemia, bệnh tự miễn… hiện tượng da bị nổi mề đay cũng có thể xảy ra.
 
Yếu tố di truyền: Đối tượng có người thân trong gia đình từng bị mề đay thường dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
 
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay dị ứng
 
Theo các bác sĩ da liễu, bệnh mề đay có thể hình thành do các tác động từ bên ngoài hoặc bên trong nhưng đều có chung một cơ chế. Khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng, mề đay) thì cơ thể sẽ có những phản ứng thái quá, sau đó sản sinh ra kháng nguyên để chống lại, khiến da xuất hiện các nốt mề đay. Trong trường hợp hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, các dấu hiệu mề đay, mẩn ngứa có thể sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
 
4. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nổi mề đay
 
Tuy mề đay là tình trạng da liễu phổ biến, thường gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt với những bệnh lý khác. Bệnh nhân bị mề đay thường gặp phải các triệu chứng như:
 
Da sần phù, mẩn ngứa: Đây là biểu hiện đầu tiên khi bị ngứa da nổi mề đay. Theo đó, trên da bệnh nhân sẽ nổi hàng loạt nốt ban đỏ hoặc hơi hồng – dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
 
Màu sắc, kích thước các nốt sần phù: Nốt mề đay thường có màu đỏ hoặc trắng, chúng có thể nổi trên da với mọi kích thước khác nhau. Cũng chính vì vậy nhìn qua chúng rất giống với nốt muỗi đốt, đôi khi lằn dài và chằng chịt như mạng nhện.
 
Luôn ngứa ngáy, khó chịu: Cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Tại những vùng da bị tổn thương, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy điên cuồng, chúng thường xuất hiện vào ban đêm tại các khu vực như chân, cổ tay, bụng, lưng.
 
Da vẽ nổi: Rất nhiều bệnh nhân bị mề đay gặp phải hiện tượng này. Cụ thể, các vùng da của bệnh nhân dễ bị nổi hằn, viêm nhiễm mỗi khi gãi, chà xát.
 
Da nổi mụn nước: Một số vùng da trên cơ thể xuất hiện các mụn nước li ti. Khi những nốt mụn này vỡ có thể gây chảy dịch, sau đó lây lan ra những vùng lân cận.
 
Nhiễm trùng: Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã trầm trọng và ở mức cảnh báo. Do bệnh nhân gãi liên tục, làn da sẽ trầy xước nghiêm trọng và tổn thương. Điều này tạo thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào da và gây hoại tử.
 
Khó thở: Đây có thể là triệu chứng sốc phản vệ do khí quản, thanh quản của bệnh nhân bị thu hẹp. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
 
Sần phù, sưng đỏ trên da là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh mề đay
 
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tình trạng nổi mề đay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị ngứa ngáy, các vết mề đay nổi trên da. Nhưng nếu bệnh nhân bị nặng, các vết nổi mề đay có thể dẫn đến sốc phản vệ với các triệu chứng cơ bản dưới đây:
 
+ Khó thở, mệt mỏi.
+ Hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy lạnh và vã mồ hôi.
+ Nhịp tim nhanh bất thường, đập rối loạn.
+ Ngất xỉu do không thở được
 
Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, cần cấp cứu khẩn cấp. Tuyệt đối không nên chủ quan, xem nhẹ mà để ảnh hưởng đến sức khỏe.
 
5. Phương pháp chẩn đoán nổi mề đay
 
Bệnh mề đay có thể được chẩn đoán thông qua những triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như kiểm tra công thức máu hay prick test.
 
5.1 Chẩn đoán lâm sàng
 
Trong chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi tiền sử bệnh, thực hiện một số thăm khám nhằm xác định triệu chứng người bệnh gặp phải. Cụ thể như sau:
 
Kiểm tra thương tổn trên da: Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy các nốt sần phù với kích thước khác nhau trên da. Đồng thời, quanh vùng da sẩn phù có thể nhợt nhạt hoặc đỏ hơn vùng da còn lại, kích thước của chúng có thể thay đổi rất nhanh và cũng rất nhanh mất đi.
 
Kiểm tra các khu vực có kết cấu mao mạch yếu: Mí mắt, cơ quan sinh dục ngoài, môi,… Các nốt ban đỏ có thể xuất hiện rồi gây sưng to cả vùng, được gọi là hiện tượng phù mạch hoặc phù Quincke. Trong trường hợp các mạch ở ống thanh quản hoặc ống tiêu hóa bị phù bệnh nhân bị khó thở, đau bụng, đi ngoài, rối loạn nhịp tim….
 
Kiểm tra cảm giác ngứa: Đa phần các bệnh nhân bị nổi mề đay đều ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa. Một số trường hợp bệnh nhân chỉ bị châm chích, bỏng rát.
 
Tần suất tái phát: Bệnh thường tái phát thành từng đợt và chia thành hai giai đoạn cấp tính và mãn tính.
 
5.2 Chẩn đoán cận lâm sàng
 
Mặc dù bệnh nhân mề đay chủ yếu được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm sau:
 
Xét nghiệm công thức máu: Nhằm xác định số lượng bạch cầu ái toan, nếu số lượng bạch cầu tăng có thể do dị ứng ký sinh trùng, số lượng bạch cầu giảm có thể do bệnh lupus ban đỏ.

Test lẩy da (prick test): Phát hiện các dị nguyên nghi ngờ như mạt bụi, phấn hoa.
 
6. Nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?
 
Trong nhiều trường hợp, hiện tượng ngứa nổi mề đay toàn thân chỉ là thể bệnh cấp tính và có thể tự khỏi sau vài tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể trở thành mãn tính nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách.

Theo các chuyên gia da liễu, dù nổi mày đay khắp người hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bệnh vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cần lưu ý như sau:

+ Tổn thương, nhiễm trùng da gây bội nhiễm.
+ Ngứa da thường xuyên khiến người bệnh bị ảnh hưởng tới sức khỏe, mất ngủ, từ đó có thể dẫn tới stress, lo lắng, suy nhược cơ thể.
+ Nếu hiện tượng dị ứng xảy ra ở cả khu vực niêm mạc họng, phổi hay dạ dày, người bệnh dễ bị khó thở, nôn hoặc buồn nôn, thậm chí sốt nhẹ hoặc sốt cao.
+ Nguy hiểm nhất là biến chứng sốc phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần xử lý cấp cứu nếu không dễ gây suy hô hấp, hạ huyết áp, trụy tim mạch.

Từ những biến chứng nguy hiểm nêu trên, các bác sĩ khuyên người bệnh bị mề đay nên sớm thăm khám, điều trị bệnh khi:

+ Các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, xuất hiện kéo dài hoặc thường xuyên tái phát.
+ Người bệnh gặp các dấu hiệu có tính nguy cấp như khó thở, sốt, hạ huyết áp.
+ Xuất hiện hiện tượng phù mạch, sưng môi, mí mắt, phù nề và ngứa tại bộ phận sinh dục.
+ Đã điều trị bệnh bằng các mẹo dân gian tại nhà hoặc uống thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm.

7. Chữa dị ứng nổi mề đay khắp người bằng thuốc Tây

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số thuốc thường dùng trong điều trị nổi mề đay tại nhà. Nhưng cần lưu ý rằng, bất kỳ loại thuốc Tây y nào cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Loratadine: Thuốc kháng histamine này có thể dùng trị mề đay cho cả người lớn hay trẻ trên 12 tuổi. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân bị suy gan.

Thuốc Fexofenadine: Đây là thuốc kháng histamine giúp làm giảm triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ. Ưu điểm của thuốc này là có thể sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi, không gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Thuốc có một số tên biệt dược khác như: Telfor 60, Fexofenadin, Telfor 120, Allerphast 60mg…

Thuốc Hydroxyzine (Atarax, Apo-Hydroxyzine 25mg,…): Thuốc này có tác dụng an thần, gây buồn ngủ và thường kèm theo tác dụng phụ như bí tiểu, táo bón, ngủ gà, lú lẫn ở người già. Đây là nhóm thuốc không nên dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh.

Thuốc Cetirizin: Thuốc còn có tên biệt dược khác như Zibreno 5, Parlazin, Alzyltex… Thuốc này thường dùng cho người bị bệnh mãn tính, viêm mũi dị ứng và có thể dùng cho trẻ em trên 6 tuổi. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, chán ăn, bí tiểu, và cận thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai, sau sinh…

Thuốc Diphenhydramine: Đây là dòng thuốc kháng histamin đời cũ vì vậy có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ. Thuốc có thể dùng cho cả trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Kem bôi ngoài da: Để giảm nhanh triệu chứng, bác sĩ có thể kê một số loại kem bôi ngoài da như Eumovate, Phenergan… Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn và không quá lạm dụng để tránh gặp tác dụng phụ không mong đợi.

LƯU Ý: Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc hay tăng/giảm liều lượng thuốc mà phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu gặp phản ứng phụ bất thường, cần ngưng sử dụng và liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

    Bài trước Bài sau

    Đặt lịch khám

    Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
    Hình thức khám

    Chọn hình 1
    Chọn hình 2
    Chọn hình 3
    This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
    Chất lượng đảm bảo

    Chất lượng đảm bảo

    Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

    Miễn phí vận chuyển

    Miễn phí vận chuyển

    Miễn phí vận chuyển toàn quốc

    Dễ dàng đổi trả

    Dễ dàng đổi trả

    Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

    Yên tâm thanh toán

    Yên tâm thanh toán

    Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng