Mề đay khi mang thai và sau sinh: Những điều cần biết

Mề đay khi mang thai và sau sinh: Những điều cần biết

Sẩn ngứa, mề đay khi mang thai và sau sinh là bệnh về da khá phổ biến ở nhiều thai phụ, sản phụ. Việc điều trị bệnh phải đặc biệt cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Nổi mề đay khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng

1.1. Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Sẩn ngứa và nổi mề đay gặp ở 0,25 – 1% phụ nữ mang thai, là cơn phát ban lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên vết rạn da. Những nốt sần này tập hợp lại như mề đay. Mày đay chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan dần tới các khu vực khác như đùi, tay, chân,... Bệnh dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Nổi mề đay trong quá trình mang thai là bệnh về da khá phổi biến

1.2. Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố: Sự sản xuất, kích thích của nội tiết tố nhau thai hoặc sự thay đổi độ thanh thải có thể làm tăng nồng độ estrogen, progesterone trong huyết tương và nhiều loại androgen. Điều này làm thay đổi hệ thống lông, tóc, móng do estrogen, androgen, nội tiết tố tuyến giáp, prolactin và glucocorticoid, tăng kích thích tế bào hắc tố, gia tăng sản xuất proopiomelanocortin, dễ gây nổi mề đay, mẩn ngứa da

Do sử dụng các thực phẩm chức năng: Việc tăng cường bổ sung canxi, thuốc bổ, sắt, tiêm vắc xin,... trong thời gian mang thai có thể gây mày đay

Tiếp xúc với các dị nguyên: Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,... dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da, còn được gọi là mề đay dị ứng

Tiêu thụ thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thừa chất, đặc biệt là tiêu thụ nhiều các món ăn dễ gây dị ứng như lạc, hải sản, hạnh nhân,... có thể gây nổi mề đay.

Những nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng do di truyền,...

Đối với người bị dị ứng bởi lông động vật dễ gây kích ứng, nổi mề đay

1.3. Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai

Triệu chứng sẩn ngứa nổi mề đay thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ và thường biến mất sau sinh. Các triệu chứng thường gặp là:

Nổi các nốt mẩn đỏ tập trung ở một vị trí hoặc rải rác khắp cơ thể, phổ biến ở vùng đụng, các vết rạn, mông, đùi, mặt, cánh tay,...;
Ngứa ngáy tạo phản ứng gãi, khiến bệnh tăng nặng, nốt mẩn lan rộng, tạo thành mảng, gãi nhiều có thể gây trầy da, nhiễm trùng da;
Bệnh để lâu không chữa trị sẽ tái phát liên tục, chuyển sang giai đoạn mạn tính, có thêm các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư,...

1.4. Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

Rất khó để xác định nguyên nhân gây mề đay khi mang thai thông qua các biểu hiện bên ngoài nếu không thăm khám tại các bệnh viện uy tín. Có những trường hợp không gây ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nổi mề đay cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như ứ mật trong gan (mật gan kém lưu thông), khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh. Bên cạnh đó, nổi mề đay ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, bé chậm phát triển, gây hở hàm ếch, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, thiếu máu bẩm sinh, sinh non,...

Do vậy, các bà bầu bị dị ứng, nổi mề đay cần đến các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

2. Nổi mề đay sau sinh – Nguyên nhân, triệu chứng

Sản phụ sinh mổ dễ có nguy cơ nổi mề đay sau sinh

2.1. Nổi mề đay sau sinh là gì?

Sau khi sinh khoảng 1 – 3 tháng, nhiều sản phụ gặp phải tình trạng nổi mề đay, đặc biệt là với những trường hợp sinh mổ. Thông thường, hiện tượng mề đay sau sinh xuất hiện nhiều ở vùng bụng và đùi. Một số trường hợp khác, sản phụ bị nổi mề đay khắp người, đặc biệt là chân và mặt, gây ngứa ngáy khó chịu.

2.2. Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng thai phụ bị nổi mề đay sau sinh phần lớn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh: Dẫn đến rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây dị ứng, dẫn tới sẩn ngứa, nổi mề đay.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt: Việc ăn uống kiêng khem kết hợp với việc phải thường xuyên thức khuya chăm trẻ khiến người mẹ bị mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, dẫn tới biểu hiện ra bên ngoài là hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay.

Gan thiếu máu: Sức khỏe của sản phụ yếu, ăn thiếu chất hoặc ăn không tiêu khiến gan thiếu máu nên cơ thể không thể đào thải hết độc tố, làm mẩn ngứa, mày đay xuất hiện.

Sử dụng thuốc: Người mẹ sử dụng các loại thuốc chống viêm, huyết thanh hay vắc xin không hợp lý cũng gây mề đay sau sinh.

Nguyên nhân khác: Do côn trùng cắn như muỗi, kiến,...

Thường xuyên thức khuya chăm con người mẹ bị mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể dẫn đến hiện tượng nổi mề đay.

2.3. Triệu chứng nổi mề đay sau sinh

Các sản phụ bị nổi mề đay thường có những triệu chứng điển hình sau:

Da bị sẩn phù: Là tổn thương cơ bản xuất hiện đầu tiên, có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với kích thước to nhỏ khác nhau. Thường các sẩn phù sẽ nổi cao hơn bề mặt da, có màu hồng hoặc màu nhạt hơn so với vùng da xung quanh;

Phù mạch: Chỉ xảy ra ở một số vị trí như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, gây nổi ban đỏ, sẩn phù đột ngột và làm sưng to cả vùng. Sản phụ có thể gặp các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, khó thở, tụt huyết áp, sốc phản vệ (triệu chứng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay);

Ngứa: Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay đều ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa và nổi nhiều sẩn hơn. Triệu chứng ngứa xảy ra nhiều hơn vào ban đêm.

3. Điều trị mề đay khi mang thai và sau sinh

3.1. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Biện pháp giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị nổi mày đay:

Ngâm mình trong nước pha bột yến mạch hoặc trà xanh
Chườm lạnh lên các khu vực nổi mày đay
Thoa gel nha đam lên khu vực nổi mày đay sau khi tắm
Mặc quần áo cotton mềm
Tránh dùng sữa tắm có mùi quá nồng hoặc có nhiều hóa chất mạnh
Không sử dụng chất khử mùi
Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Bổ sung nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; hạn chế các tác nhân gây dị ứng như hải sản, chất kích thích như bia rượu, cà phê,...

Chườm lạnh lên các khu vực nổi mề đay

3.2. Điều trị bằng thuốc

Khi mang thai và cho con bú, phụ nữ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phải có hoạt lực thấp, lành tính, không thẩm thấu vào máu, sữa để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi cũng như em bé đang bú mẹ. Cụ thể là:

Sử dụng một số loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai và cho con bú như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,...
Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ
Các trường hợp ngứa nặng có thể dùng steroid đường uống.

Nên sử dụng thuốc theo chi định của bác sĩ chuyên môn

Việc điều trị mề đay bằng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ da liễu, bác sĩ sản – phụ khoa. Thai phụ và sản phụ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc thoa da hoặc thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

Cơ thể của phụ nữ mang thai và sau sinh rất nhạy cảm, dễ bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Đặc biệt, việc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé nên cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng. Vì vậy, khi có triệu chứng nổi mề đay, tốt nhất bệnh nhân nên sớm đi khám tại các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện uy tín.

Bài trước Bài sau

Đặt lịch khám

Đang tải ảnh, bạn vui lòng đợi chút nhé!
Hình thức khám

Chọn hình 1
Chọn hình 2
Chọn hình 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Chất lượng đảm bảo

Chất lượng đảm bảo

Cam kết hàng chính hãng với giá cạnh tranh

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả

Dễ dàng đổi trả nếu khách hàng không hài lòng

Yên tâm thanh toán

Yên tâm thanh toán

Chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng